Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nhận lỗi và... tiếp tục nợ!

THUHANG| 14/11/2003 09:57

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là nguồn thu quan trọng để giải quyết chính sách cho những người hưu trí ở nước ta. Nói nôm na, tiền thu BHXH như là số tiền của con cháu, thế hệ trẻ  còn khả năng lao động đóng góp phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Thế nhưng, tình hình thu BHXH của thành phố còn khá chậm và mỗi doanh nghiệp có cách giải thích vấn đề nợ đọng của mình rất khác nhau.

Các doanh nghiệp cần chủ động đóng BHXH cho công nhân - Ảnh: T. Ngọc

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là nguồn thu quan trọng để giải quyết chính sách cho những người hưu trí ở nước ta. Nói nôm na, tiền thu BHXH như là số tiền của con cháu, thế hệ trẻcòn khả năng lao động đóng góp phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Thế nhưng, tình hình thu BHXH của thành phố còn khá chậm và mỗi doanh nghiệp có cách giải thích vấn đề nợ đọng của mình rất khác nhau.

Giục thì giục, nợ vẫn cứ nợ !

Năm 2003, BHXH Hà Nội được giao thu 1.200 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 9, mới chỉ thu được khoảng 750 tỷ đồng. Điều này có nghĩa quý 4, BHXH Hà Nội phải thu nốt hơn 1/3 số tiền còn lại.

“Đặc thù của ngành BHXH là thu và chi. Nếu thu chẳng đủ lấy gì mà chi ?”. Ông Đào Văn Giáp, Giám đốc BHXH Hà Nội nói với chúng tôi như vậy. Để có thể thu đủ chỉ tiêu được giao, BHXH Hà Nội đã có nhiều biện pháp, yêu cầu các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành trách nhiệm của mình với người lao động, với Nhà nước. Ngành BHXH cắt cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình biến động lao động, tiền lương. Các cán bộ này còn có nhiệm vụ thông tin, hướng dẫn kịp thời, chính xác cho các đơn vị cơ sở về biểu mẫu, cách ghi chép cũng như các thay đổi về chính sách BHXH. Nhờ đó, BHXH thành phố luôn theo dõi sát sao, nắm được kết quả thu hàng tháng của từng đơn vị, hiểu những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để mà có những chính sách thu thích hợp, đồng thời chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH ngay khi cơ sởthanh toán hết. Hơn thế nữa, BHXH Hà Nội còn tạm ứng trả trước 1 tháng cho các chế độ: ốm đau, thai sản... nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn kêu BHXH không giải quyết chế độ hưu trí cho cán bộ, công nhân viên của họ khi tới tuổi về hưu. Họ không chịu hiểu, theo quy định, nếu không đóng đủ BHXH thì BHXH không có trách nhiệm chi trả!

Với các đơn vị nợ đọng, BHXH thành phố đã tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chứcnăng tiến hành thanh tra liên ngành để xác minh thực hư về tình hình tài chính của cơ sở. Cái khó của việc đốc thu, một phần cũng do các chế tài quy định trách nhiệm nộp BHXH không thật sự chặt chẽ. Để ngăn chặn các doanh nghiệp chiếm dụng vốn, vừa qua BHXH đã có văn bản quy định tạm thời về tính lãi các trường hợp chậm nộp BHXH theo những văn bản hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính và của BHXH Việt Nam. Thậm chí, với một số đơn vị nợ nhiều, nợ lâu, BHXH thành phố còn tạm dừng không cấp BHYT nhằm gây sức épđể cơ sở thanh toán nợ, dù làm như vậy là không đúng.

Nợ vì khó khăn, nợ để chiếm dụng vốn

Khi chúng tôi đặt vấn đề với các đơn vị về nợ BHXH, hầu hết các doanh nghiệp đều rất e ngại, không muốn tiếp xúc với báo chí, thừa nhận lỗi thuộc về mình. Điều 37 trong Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ có quy định: “Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH”. Các doanh nghiệp đã không thực hiện nghiêm túc quy định đóng theo từng tháng, dẫn tới ùn nợ khó có thể thanh toán.

Mỗi đơn vị có đặc thù riêng, do đó họ cũng có lý do riêng để thanh minh cho việc chậm nộp BHXH. Một số lý do đưa ra cũng khá “thuyết phục”. Trong đó lý do thường thấy là đều phải ứng vốn ra sản xuất, thi công và cũng bị đối tác chậm thanh toán. Nhìn vào bản danh sách các công ty nợ nhiều, các công ty thuộc ngành giày dép, xây dựngchiếmsố lượng khá lớn (cả về số công ty và số tiền nợ).

Các công ty da giày vài năm gần đây rất lao đao: giá nguyên vật liệu tăng, các công ty trung gian xuất khẩu của Hàn Quốc, Đài Loan phá sảnnhiều, hợp đồng ký được ít. Trong nước thì có quá nhiều công ty cạnh tranh quyết liệt với nhau dẫn tới hiện tượng bán phá giá... Công nhân giày da đa phần lao động phổ thông, làm việc có tính thời vụ, phải qua giai đoạn đào tạo ban đầu. Nhiều khi cứ đào tạo xong hoặc làm việc được một thời gian thì họ bỏ nghề hay chuyển đi nơi khác. Nhiều vị giám đốc “méo mặt” khi mất tiền đào tạo, đóng BHXH cho số công nhân này.

Một số công ty kinh doanh phần mềm cũng than thở vì đối tác chậm thanh toán mặc dù trong hợp đồng đã có những ràng buộc rất cụ thể. Thêm nữa, các công ty này lại thường phải trả lương cho lao động rất cao để không bị “chảy máu chất xám” dưới sức hút của đồng đô la mà các công ty liên doanh, công ty nước ngoài đưa ra vẫy gọi.

Một khó khăn khác mà không ít doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, để giải quyết tình trạng thất nghiệp mà quy định đóng BHXH theo bậc lương như hiện nay là không phù hợp. Bởi vì lương theo bậc Nhà nước nhiều khi cao hơn nhiều lương thực tế của công nhân, doanh nghiệp không đủ sức gánh phần BHXH (15% lương theo bậc quy định). Hiểu được khó khăn đó, BHXH đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trả lương, đóng BHXH cho công nhân theo doanh thu thực tế.

Bên cạnh những doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn thì cũng có không ít doanh nghiệp cố tình chây ỳ chiếm dụng vốn. Những đơn vị này không thể cãi chày rằng làm ăn thất bát nên cứ hứa, cứ hẹn. Đến hẹn thì lãnh đạo rủ nhau đi... công tác. Thiết nghĩ, với những doanh nghiệp này cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc để bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận lỗi và... tiếp tục nợ!

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.