Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thị trường nhập hàng Trung Quốc và thương hiệu Hải Tàu Logistics

Đ.A| 22/06/2019 09:03

Trung Quốc dẫn đầu thị trường nhập khẩu về Việt Nam trong những năm qua. Riêng quý I-2019 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 18.6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,3% (hơn ¼) so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Bảng 1. Kim ngạch nhập khẩu theo châu lục và các khối nước quý I-2019.


Góp phần không nhỏ vào tình hình nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc về Việt Nam đó chính là sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). Việc nhập hàng hóa thông qua các website TMĐT Trung Quốc, giúp các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng tiếp cận được với các nguồn hàng để kinh doanh. Điển hình là các website Taobao, Tmall, 1688 và Alibaba thống lĩnh bởi gã khổng lồ Alibaba Group.

Tuy nhiên, việc nhập hàng xuyên quốc gia không dễ dàng bởi nhiều yếu tố như rào cản ngôn ngữ, thanh toán quốc tế, chênh lệch mệnh giá tiền tệ, vận chuyển Trung Việt và trao đổi với nhà cung cấp… Do vậy, việc nhập hàng Trung Quốc trên các website Taobao, Tmall, Alibaba, 1688 được phổ biến dựa trên hình thức order qua một công ty dịch vụ trung gian. Phía công ty dịch vụ sẽ giúp người nhập hàng mua hàng, thanh toán, vận chuyển về Việt Nam cho người nhập hàng.

Nhu cầu nhập hàng tăng cao kéo theo sự phát triển của công ty chuyên order hàng Trung Quốc. Thị trường order hàng Trung Quốc như một chiếc bánh pizza màu mỡ mà các công ty dịch vụ nhập hàng Trung Quốc tranh giành, xâu xé.

Trong số đó, Hải Tàu Logistics là bên dịch vụ trung gian chuyên nhập khẩu chính ngạch hàng hóa, vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Dù mới ra mắt trên thị trường nhưng sớm đã dành được thị phần không nhỏ cho mình.

Đại diện phía Hải Tàu Logistics chia sẻ: “Thuộc tính chung của ngành là thời gian vận chuyển hàng hóa, hàng hóa có bị tắc biên hay không, có bảo hiểm cho hàng hóa dễ vỡ và đặc biệt là thời gian đặt hàng nhanh chóng. Đó cũng chính là những yếu tố chủ chốt mà khách hàng quan tâm đến khi sử dụng dịch vụ đặt hàng Trung Quốc từ một bên dịch vụ trung gian”.

Hải Tàu Logistics cập nhật xu thế, áp dụng công nghệ vào việc quản lí hệ thống quản lí đơn hàng, tự động hóa quá trình đặt hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa cho khách hàng và được nhiều khách hàng hài lòng và ủng hộ.

Có rất nhiều bên trung gian, nhưng mỗi bên có cách quản lí, quy trình đặt hàng, và thời gian khác nhau. Để giữ chân được khách hàng, yếu tố về thời gian đặc biệt quan trọng. Thời gian vận chuyển và thời gian mua hàng cũng cần nhanh chóng để tối ưu hóa quy trình đặt hàng, đưa cho quý khách hàng sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Từ khi có mặt trên thị trường, Hải Tàu Logistics không ngừng cải thiện hệ thống đặt hàng, đặt mục tiêu đưa phí dịch vụ về 1%, đảm bảo được lợi ích của các chủ thể kinh doanh khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của Hải Tàu Logistics. Với phí dịch vụ thấp nhất thị trường, tiết kiệm vốn nhập hàng cho các chủ thể kinh doanh, Hải Tàu chiếm được ưu thế khi gia nhập thị trường.


Hải Tàu Logistics với những ưu điểm vượt trội và nhanh chóng bắt kịp với thị trường nhập hàng Quảng Châu (Trung Quốc):

●Tối ưu hóa quy trình đặt hàng nhờ công cụ và phần mềm quản lí tự động hoá. Hỗ trợ việc đặt hàng nhanh chóng, tiện lợi. Đặt hàng tiện lợi trên điện thoại di động.
●Thời gian vận chuyển chỉ từ 2 đến 4 ngày kể từ khi nhận hàng của shop.
●Cam kết đền 100% tiền hàng nếu như mất hoặc vỡ do quá tình vận chuyển của Hải Tàu Logistics. 
●Thường xuyên có những chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.
●Thủ tục nhập khẩu nhanh chóng.
●Luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hỗ trợ khách hàng đổi trả nếu không ưng ý.
●Cam kết mua đúng link, đúng sản phẩm, bảo hiểm hàng 100%, không tắc biên, giao hàng đúng hẹn.
●Mức phí phù hợp, ít biến động so với thị trường. (Phí vận chuyển giá tốt nhất, phí dịch vụ thuộc top giá rẻ)

Để biết thêm thông tin về dịch vụ nhập hàng chính ngạch và vận chuyển hàng Trung - Việt tại Hải Tàu Logistics, xem ngay tại website: https://haitau.vn.
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Thị trường nhập hàng Trung Quốc và thương hiệu Hải Tàu Logistics

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.