Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làm gì để giành lại tên miền đã mất?

ANHTHU| 15/07/2004 08:30

Thời đại kỹ thuật số”, với doanh nghiệp “tên miền” đồng nghĩa với thương hiệu. ở VN, nhiều DN đã phải ngậm ngùi mua lại tên miền, thương hiệu của mình. Giành lại tên miền quý giá, doanh nghiệp phải thương lượng với giá cắt cổ hoặc chấp nhận lao vào những cuộc tranh tụng tốn kém. Người gặp trong tuần đã có cuộc trò chuyện với ông Vũ Thái Hà, Phó giám đốc Cty Sở hữu trí tuệ D&N, đơn vị  chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế cho các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế về vấn đề này.

“Thời đại kỹ thuật số”, với doanh nghiệp “tên miền” đồng nghĩa với thương hiệu. ở VN, nhiều DN đã phải ngậm ngùi mua lại tên miền, thương hiệu của mình. Giành lại tên miền quý giá, doanh nghiệp phải thương lượng với giá cắt cổ hoặc chấp nhận lao vào những cuộc tranh tụng tốn kém. Người gặp trong tuần đã có cuộc trò chuyện với ông Vũ Thái Hà, Phó giám đốc Cty Sở hữu trí tuệ D&N, đơn vịchuyên tư vấn giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế cho các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế về vấn đề này.

P.V: Được biết, ông vừa thắngkiệntrongviệcđòi lại tên miền samsungfunclub.net cho Samsung Electronics Inc của Hàn Quốc, ông có thể cho biết một số nội dung của vụ kiện mà ông đã giải quyết?

Ông Vũ Thái Hà (VTH): Vụ kiện vừa qua liên quan đến việc tranh chấp tên miền samsungfunclub.net. Bên khởi kiện đòi tên miền là Cty Samsung Electronics, một thành viên của Tập đoàn Samsung có trụ sở tại Xơ-un, Hàn Quốc và bên bị kiện là một Cty kinh doanh điện thoại di động của Việt Nam. Đơn khởi kiện được nộp lên Trung tâm Hòa giải và Trọng tài (Trung tâm) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) ngày 12-4-2004. Vụ việc chính thức được xem xét và giải quyết ngày 27-4-2004. Sau khi xem xét các chứng cứ, lập luận của các bên, ủy ban giải quyết tranh chấp do Trung tâm thành lập đã ra quyết định yêu cầu bên bị kiện phải chuyển giao tên miền trên cho Samsung Electronics vào ngày 9-6-2004.

P.V: Vậy cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế theo trình tự của Trung tâm Hòa giải và Trọng tài thuộc WIPO là gì?

VTH: Việc giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế được dựa trên các quy định của Chính sách thống nhất về giải quyết tranh chấp tên của miền của Tổ chức Quản lý tên miền quốc tế (ICANN). Chính sách này là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp tên miền giữa chủ nhãn hiệu hàng hóa với một bên thứ ba đã lạm dụng đăng ký và sử dụng tên miền Internet, là nhãn hiệu hàng hóa hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa mà quyền đối với nhãn hiệu này được xác lập trước ngày tên miền đó được đăng ký.

P.V: Những tên miền nào được đưa ra giải quyết theo trình tự của chính sách thống nhất về giải quyết tranh chấp tên miền?

VTH: Theo quy định của Chính sách, chỉ các tranh chấp tên miền Internet quốc tế có đuôi .com, .net, .org, .biz, .info và .name cũng như một số tên miền có đuôi quốc giakhác như: .AG, .AS, .BS, .BZ, .CC, .CY, .EC, .FJ, .GT, .LA, .MD, .NA, .NU, .PA, .PH, .PN, .RO, .SC, .TT, .TV, .UG, .VE, .WS mới có thể được đưa ra giải quyết theo trình tự này.

P.V: Vậy các tranh chấp liên quan tới tên miền .vn được giải quyết như thế nào?

VTH: Rất tiếc, hiện nay, các tranh chấp liên quan tới tên miền .vn vẫn chưa có một cơ chế giải quyết cụ thể.

P.V: Ông có thể cho biết những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo trình tự của Chính sách thống nhất giải quyết tranh chấp tên miền?

VTH: Với chính sách này, việc giải quyết tranh chấp tên miền có một số ưu điểm như: bên khởi kiện cũng như bên bị kiện không buộc phải có mặt trong suốt thời gian giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết, trừ trường hợp ủy ban giải quyết tranh chấp (UBGQTC) xét thấy sự có mặt của các bên là cần thiết cho việc ra quyết định của mình, thời gian giải quyết tranh chấp ngắn, thông thường từ 45 đến 60 ngày kể từ ngày Trung tâm giải quyết tranh chấp tên miền nhận được đơn khởi kiện, các trọng tài viên của Trung tâm Hòa giải và Trọng tài thuộc WIPO đều là chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hóa, tên miền, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp quốc tế, trình tự giải quyết là thống nhất cả về mặt thủ tục và ngôn ngữ tranh tụng dù nguyên đơn hay bị đơn có quốc tịch khác nhau.

Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp tên miền theo trình tự này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp một số khó khăn về tài chính vì chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tên miền khá cao. Lệ phí nộp cho Trung tâm giải quyết tranh chấp tên miền từ 1.500 USD (nếu vụ việc được giải quyết bởi ủy ban gồm một trọng tài) đến 4.000 USD (nếu ủy ban có 3 trọng tài giải quyết). Đối với một vụ tranh chấp cùng một lúc từ 6 đến 10 tên miền, giải quyết bởi một trọng tài thì lệ phí là 2.000 USD và 5.000 USD đối với vụ việc này nếu ba trọng tài giải quyết. Khoản phí trên chưa bao gồm chi phí cho luật sư (nếu các bên mời luật sư đại diện cho mình giải quyết vụ việc) dao động từ 1000 USD đến 5000 USD cho mỗi vụ việc.

P.V: Ngoài các điều kiện trên đây, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chứng minh điều gì khi đòi lại tên miền?

VTH: Theo các quy định của Chính sách, để đòi lại tên miền, doanh nghiệp Việt Nam cần phải chứng minh các vấn đề sau: Tên miền đó phải trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa (gồm cả nhãn hiệu dịch vụ) của doanh nghiệp đó. Chủ thể đăng ký tên miền không có các quyền và lợi ích hợp pháp đối với tên miền đã đăng ký. Tên miền được đăng ký và đang được sử dụng với mục đích xấu.

Nếu trong đơn khởi kiện cũng như các tài liệu chứng minh không khẳng định được ba vấn đề trên, đơn khởi kiện sẽ bị từ chối.

P.V:Ủy ban giải quyết tranh chấp có thể ra những quyết định nào?

VTH:UBGQTC có thể ra ba loại quyết định: Quyết định chuyển giao tên miền tranh chấp cho nguyên đơn, quyết định hủy đăng ký tên miền, quyết định từ chối đơn kiện nếu tranh chấp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chính sách; quyết định khẳng định đơn kiện được nộp với mục đích xấu. Tuy nhiên, UBGQTC không được ra quyết định liên quan tới tiền bồi thường cũng như chi phí luật sư và UBGQTC cũng không thể ra quyết định buộc bên thua kiện bồi thường thiệt hại cho bên thắng kiện.

P.V: Ông có lời khuyến cáo nào đối với doanh nghiệp Việt Nam khi cần phải đòi lại tên miền của mình?

VTH: Các doanh nghiệp Việt Nam, nếu thấy rằng tên miền mà mình nhất thiết cần phải lấy lại và có thể đáp ứng được các điều kiệnnêu trên có thể khởi kiện hoặc thông qua luật sư đại diện đòi lại tên miền đã bị người khác chiếm đoạt.

Còn đối với các tên miền .vn, do chưa có Quy chế giải quyết chính thức, các doanh nghiệp nên chủ động đăng ký trước tên miền là tên thương mại hoặc là nhãn hiệu hàng hóa của mình trước khi bị người khác chiếm đoạt.

P.V: Xin cảm ơn ông.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làm gì để giành lại tên miền đã mất?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.