Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chuyện của một nữ lão thành cách mạng

ANHTHU| 19/09/2005 07:57

Trong buổi Giao lưu các nhân chứng tiêu biểu trong di tích nhà tù Hỏa Lò và một số nhà tù khác nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Thị Hoàn, tức Tam (cô của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười). Vóc người  nhỏ bé, mái tóc muối tiêu, hàm răng còn đều đặn... nhanh nhẹn, hoạt bát, không ai ngỡ là cụ đã xấp xỉ tuổi 90.

Mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển đã giúp người dân xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì) ổn định cuộc sống
Ảnh: Nguyễn Phương

Trong buổi Giao lưu các nhân chứng tiêu biểu trong di tích nhà tù Hỏa Lò và một số nhà tù khác nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Thị Hoàn, tức Tam (cô của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười). Vóc ngườinhỏ bé, mái tóc muối tiêu, hàm răng còn đều đặn... nhanh nhẹn, hoạt bát, không ai ngỡ là cụ đã xấp xỉ tuổi 90. Chúng tôi tớithăm gia đình cụ trong căn nhà cấp 4 rộng chừng 30-40m2 trên khuôn viên đất do chính cụ mua hồi trẻ. Cụ xúc động kể cho chúng tôi cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Đông Mỹ (Thanh Trì - HN) cái làng có phong trào nuôi giấu cán bộ thời kỳ bí mật (1938 - 1942) cụ Hoàn được giác ngộ cách mạng từ bố và bạn bè tham gia các phong trào chống Pháp và do cả những người thân là đảng viên Cộng sản bị bắt giam năm 1930 tù ở Côn Đảo về... Nhữngtấm gương các chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất đã thôi thúc 4 chị em cụ vào những hoạt động cách mạng.

Cụ kể: Đau khổ, bi đát nhất trong cuộc đời hoạt động của tôi là đêm 1-6-1942, 6 người thân và họ hàng làm cách mạng sa vào tay giặc, trong đó có dì Tứ (em ruột tôi) và đồng chí Đỗ Mười cháu tôi. Cụ bảo: Khi đi, phải hẹn đồng đội ngày về, nếu không về là có chuyện chẳng lành. Hôm đó bà C-xứ ủy Bắc Kỳ đi công tác, hẹn đến 26-5 năm ấy nếu không thì 1-6 sẽ về, chờ mãi, chờ mãi không thấy, linh tính báo... tôi nói với các đồng chí, trong đó có cả anh Đỗ Mười, sau đó chúng tôi quyết định chuyển các đồng chí ở cơ sở mà bà C biết sang địa điểm khác. Việc chuyển đã xong, không may hôm đó lại mưa rất to, chúng tôi (Tôi - Hoàn và anh Đỗ Mười) phải ngủ lại nhà hộ sinh (nơi tôi làm việc), đồng chí Nguyễn Chương (Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông cũ)ngủ lại nhà bà Đồ Duy. Bỗng nhiên 12h đêm, bọn mật thám về bắt chúng tôi, hai cô cháu tôi bị đánh và tra tấn tại chỗ, chúng tôi nhất mực không khai. Sau đó chúng dẫn thêm đồng chí Nguyễn Chương làm bằng chứng sống rồi đưa chúng tôi về sở mật thám trung ương (chỗ nay là Công an TP HN). Sau những lần hỏi cung, chúng tôi không khai là những trận tra tấn cực kỳ dã man như “đi tàu bay”, “tàu ngầm”, bó giò, ôm bó củi to rồi bắt nhảy, nếu không nhảy được thì chúng đánh. Cụ phân tích: Giá trị của việc chúng tôi không khai là ở chỗ: Những nơi không bị lộ,các đồng chí ở lại, không những giữ vững được phong trào mà còn củng cố và gây dựng cơ sở mới, thí dụ như cơ sở đồng chí Hoàng Quốc Việt chẳng hạn. Chúng buộc dây vào đầu ngón tay cái, treo lơ lửng chân không chạm đất, chúng cặp dây điện vào đầu vú, vào hai tai rồi quay điện, có những lần tôi bị treo lơ lửng như thế 3 tiếng đồng hồ và trong suốt một tuần 7 ngày liền, đó là “đi tàu bay”. Có những lần chúng dìm chúng tôi vào nước, rồi đem ra, giẫm vào bụng cho nước từ miệng, từ hậu môn phọt ra, chúng gọi là máy phun nước, đó là “đi tàu ngầm”... kể không sao hết được tội ác dã man của địch. Chúng đưa chúng tôi ra xét xử công khai, khi ra tòa, tòa gọi dì Tứ thẩm vấn trước, chúng nói: “Con gái không biết chữ mà cũng đòi đánh Tây”, dì nói: Tôi là đàn bà không biết chữ, nhưng căm thù giặc cướp nước, còn các ông có chữ lại đi ôm đít Tây để hại dân tộc mình”. Thế là địch hoãn ngay phiên tòa rồi tuần sau xử kín, tôi lĩnh án 10 năm tù cầm cố tại Hỏa Lò. Lúc bị bắt con gái đầu lòng của tôi mới gần 3 tuổi. Tôi và dì Tứ cùng bị giam một nơi, dì bị chết trong tù. Sau vụ Nhật đảo chính Pháp, tôi được ra tù, lại trở vềhoạt động cách mạng.

9 năm kháng chiến chống Pháp, cụ Hoàn là tỉnh ủy viên 4 tỉnh Phúc Yên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Tây. Được đồng chí Trần Đăng Ninh tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng trong 2 chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào. Trong công việc, cụ có nhiều biện pháp sáng tạo và thiết thực để đoàn kết, bà con nhân dân chống lại âm mưu tuyên truyền chia rẽ các dân tộc của địch. Bác Hồ biết tin, đã khen ngợi và giao nhiệm vụ cho cụ phải phân tích, vận động để các dân tộc hiểu được sự thâm độc của kẻ địch. Vinh dự được Bác động viên, tin tưởng cụ đã nhiệt tình làm tốt nhiệm vụ được giao.

Thời bình, cụ sốngthanh bạch, liêm khiết, không vụ lợi, vì thế khi về hưu (ở độ tuổi 57) cụ được anh chị em ngành Y tế Hà Tây lưu luyến. Thứ trưởng Bộ Y tế Vũ Công Thuyết nói: Đồng chí ở lại với chúng tôi vài năm nữa thì hay biết mấy.

Bốn mươi năm cống hiến cho cách mạng, đến ngày về hưu, cụNguyễn Thị Hoàn rất tự hào đã “không tơ hào của dân một đồng”. Vì những cống hiến to lớn, cụ đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập, Huân chương chống Pháp, chống Mỹ, kỷ niệm chương Có công với nước, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng... và nhiều bằng khen, giấy khen của các bộ, ngành. cho đến bây giờ, cụ vẫn thường nói: “Nghĩ tới những đồng chí, đồng bào đã ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, thì dẫu gì tôi vẫn là người đảng viên rất hạnh phúc.

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyện của một nữ lão thành cách mạng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.