Theo dõi Báo Hànộimới trên

Trình diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam - Thụy Điển

LEQUYEN| 30/10/2009 16:00

(HNMO) - Hôm nay (30/10), Viện âm nhạc Việt Nam giới thiệu chương trình giao lưu âm nhạc truyền thống Việt Nam - Thụy Điển diễn ra từ 6 - 8/11 tại hai địa điểm là Nhà hát lớn Hà Nội và Bảo tàng Dân tộc học. Đây là cơ hội để công chúng được thưởng thức âm nhạc truyền thống Việt Nam và hiểu hơn những giá trị văn hóa của cha ông.

(HNMO) - Hôm nay (30/10), Viện âm nhạc Việt Nam giới thiệu chương trình giao lưu âm nhạc truyền thống Việt Nam - Thụy Điển diễn ra từ 6 - 8/11 tại hai địa điểm là Nhà hát lớn Hà Nội và Bảo tàng Dân tộc học. Đây là cơ hội để công chúng được thưởng thức âm nhạc truyền thống Việt Nam và hiểu hơn những giá trị văn hóa của cha ông.

Chương trình được tổ chức theo hình thức không gian mở, với những hòa tấu, biến tấu ngẫu hứng các nhóm nhạc, tạo sự giao lưu cởi mở giữa người diễn và khán giả, giúp cho người xem hiểu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống.

Nghệ thuật Ca trù vừa được Unesco ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp cũng góp mặt trong chương trình giao lưu âm nhạc truyền thống

Đêm đầu tiên của sự kiên này là chương trinh giao lưu âm nhạc giữa hai quốc gia Việt Nam - Thụy Điển được tổ chức tạiNhà hát lớn. Chương trình gồm các tiết mục hòa tấu chiêng trống và kèn k'vôn (dân tộc Xơ đăng, KonTum), độc tấu đinh puốt (dân tộc Ê đê, Đắc Lắc), múa Xòe khăn, độc tấu sáo Mông, hát Ca trù, vọng cổ, hát then... Phía Thụy Điển sẽ có 3 nghệ sỹ sang biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Họ sẽ cùng các nghệ sỹ trẻ của Nhạc viện Hà Nội trình diễn ngấu hứng những điệu dân ca Việt Nam.

Hai ngày 7 -8/11, các tiết mục trình diễn âm nhạc truyền thống sẽ diễn ra tại 4 sân khấu của Bảo tàng Dân tộc học. Sân khấu trung tâm sẽ có những tiết mục trình diễn của các dân tộc. Dân tộc miền núi phía Bắc mang đến trình diễn Tắc xình (dân tộc Sán Chỉ) , Cồng Sắc bùa (dân tộc Mường), Xòe nón (dân tộc Thái). Phần trình diễn của các dân tộc Nam trung bộ và Nam bộ sẽ có Hát ví, Hò mái đấy, Xẩm Huế...Dân tộc Tây Nguyên thì có Hát kưứt, độc tấu Krông pút, hòa tấu chiêng, trống... Còn phần trình diễn của dân tộc Kinh như: Ca trù, Quan họ, Hát văn...

3 sân khấu "vệ tinh" khác được đặt ở nhiều điểm khác nhau tại Bảo tàng Dân tộc học sẽ là phần trình diễn các tiết mục mang tính bổ sung. Tại khu nhà cổ người Việt là phần trình diễn của dân tộc Kinh và vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung và Nam Bộ. Khu nhà rông Ba Na và khu nhà dai Ê đê là sân khấu dành cho các dân tộc Tây Nguyên và tỉnh Quảng Ngãi.

Tại buổi họp báo, ông Đặng Hoành Loan, nguyên Viện phó Viện âm nhạc Việt Nam cho biết, sẽ có tổng cộng 169 nghệ nhân của các dân tộc Việt Nam tham gia. BTC sẽ phát một lượng vé mời trong đêm biểu diễn đầu tiên. Riêng hai ngày 7 - 8/11 sẽ có 4000 vé được phân phát ở những trường Đại học, tạo điều kiện cho giới trẻ tìm hiểu âm nhạc dân gian.

Chương trình do Viện âm nhạc tổ chức với sự hỗ trợ của các cơ quan đối tác Thụy Điển, do Đại sứ quán Thụy Điển (quỹ SIDA) tài trợ.

Lệ Quyên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trình diễn âm nhạc truyền thống Việt Nam - Thụy Điển

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.