Theo dõi Báo Hànộimới trên

Một chút lo với đô-pinh

ADMIN| 22/06/2003 10:05

Tuy nhiên, đây không phải là với những trường hợp sử dụng chất kích thích trong những ngày diễn ra SEA Games 22, mà là với hệ thống lấy mẫu thử đô-pinh.  Có lần một chuyên gia y tế hàng đầu của ngành thể thao đã nói với tôi: ”Chuyện lấy mẫu thử đô-pinh thậm chí xét nghiệm đô-pinh ở nhiều nước khác đã trở nên quen thuộc. Nhưng ở nước ta, đây là chuyện hoàn toàn mới mẻ. Mà đã là mới mẻ thì còn có nhiều bỡ ngỡ, còn nhiều chuyện không thể lường trước”. đấy cũng là nỗi lo chung của những người quan tâm đến công việc thầm lặng mà không thể thiếu trong các đại hội thể thao quốc tế…

Tuy nhiên, đây không phải là với những trường hợp sử dụng chất kích thích trong những ngày diễn ra SEA Games 22, mà là với hệ thống lấy mẫu thử đô-pinh.Có lần một chuyên gia y tế hàng đầu của ngành thể thao đã nói với tôi: ”Chuyện lấy mẫu thử đô-pinh thậm chí xét nghiệm đô-pinh ở nhiều nước khác đã trở nên quen thuộc. Nhưng ở nước ta, đây là chuyện hoàn toàn mới mẻ. Mà đã là mới mẻ thì còn có nhiều bỡ ngỡ, còn nhiều chuyện không thể lường trước”. đấy cũng là nỗi lo chung của những người quan tâm đến công việc thầm lặng mà không thể thiếu trong các đại hội thể thao quốc tế…


Không thể liệt kê hết những trường hợp đã bị phát hiện sử dụng đô-pinh trong các SEA Games, nói như một số người: “Nó chẳng khác gì công cụ để lấy lại sự công bằng trong thi đấu thể thao”. Không ít người oán thán nó dù phần đúng không thuộc về họ. Nhắc chuyện này, Phó trưởng tiểu ban y tế vàkiểm tra đô-pinh, BTCSEA Games 22, Lê Quý Phượng cười: “Vật để xét nghiệm hoàn toàn vô tình, trách gì nó! Nếu có trách thì chỉ có thể trách mình- nếu sử dụng chất kích thích, hoặc trách công tác lấy mẫu thử đô-pinh không được khoa học, không đúng quy trình mà thôi”. Có nghe ông nói mới thấy hết cái khó khi kiểm tra đô-pinh . Nào là cần phải có một phòng thí nghiệm được ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận; quá trình chọn VĐV và quy trình lấy mẫu VĐV phải đảm bảo theo những quy định quốc tế bởi thường thì người ta hay chọn VĐV đoạt thành tích cao nhất để kiểm tra đô-pinh còn những người đoạt HCB và HCĐ thì tuyển chọn ngẫu nhiên. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt là VĐV không đoạt huy chương nhưng tiểu ban kiểm tra đô-pinh vẫn có quyền yêu cầu đi kiểm tra. Tại ĐH TDTT toàn quốc việc lấy mẫu thử đô-pinh đã được tiến hành ở một số môn như điền kinh, bơi lội, xe đạp- những môn mà một VĐV có thể đoạt nhiều HCV ở nhiều nội dung khác nhau. Kinh nghiệm mà các cán bộ kiểm tra đô-pinh rút ra sau đại hội này là chọn thời điểm để lấy mẫu xét nghiệm bởi đã có trường hợp lấy mẫu thử đô-pinh ( thông qua đường nước tiểu) của VĐV từ trưa nhưng đợi mãi vẫn chưa lấy được mẫu trong khi buổi chiều VĐV đó tiếp tục phải thi đấu. Vấn đề đặt ra là nên chọn VĐV đi thử đô-pinh vào thời điểm nào để không ảnh hưởng tới kết quả thi đấu lần sau của họ. Chẳng ai hướng dẫn những người làm công tác y tế nước ta phải làm thế nào để công việc xét nghiệm đô-pinh của họ không ảnh hưởng tới VĐV nhưng kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài đã chỉ ra rằng giữa tiểu ban chuyên môn kỹ thuật và tiểu ban kiểm tra đô-pinh cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và có thể dự báo được là VĐV này, VĐV kia có thể đoạt HCV ở nội dung lần sau và tương đối chắc chắn thì hai tiểu ban có thể thống nhất với nhau về thời điểm kiểm tra đô-pinh với VĐV. Việc của họ thế là đã nhẹ đi ít nhất nửa phần bởi BTC SEA Games 22 đã quyết định không xây dựng phòng xét nghiệm đô-pinh (tốn khoảng từ 6 triệu đến 10 triệu USD) mà sẽ gửi mẫu thử tới Bắc Kinh (Trung Quốc) để xét nghiệm với giá 200 USD/ mẫu thử. Đây là giá rẻ nhất bởi tại Hàn Quốc là gần 1000 USD/ mẫu thử; Pháp, Đức: 600 USD/ mẫu thử… Nhưng chỉ riêng việc chọn VĐV đi thử đô-pinh rồi khâu giám sát họ là bài toán không dễ giải mà chỉ đợi ngày kết thúcSEA Games 22 mới biết phần nào kết quả.

Một trong những yêu cầu cơ bản đối với công tác kiểm tra đô-pinh là các địa điểm thi đấu phải có khu nhà dành riêng cho việc lấy mẫu thử bởi việc di chuyển VĐV đi kiểm tra đô-pinh ở ngoài địa điểm thi đấu sẽ không đảm bảo quy chuẩn. Nhưng đến lúc này, những người làm công tác kiểm tra đô-pinhSEA Games 22 vẫn chưa thấy hình hài khu nhà trên bởi đơn giản là nó phụ thuộc vào tiến độ thi công các công trình. Chỉ khi nào các công trình thể thao hoàn thành thì mới xác định được đâu là phòng y tế, đâu là phòng kiểm tra đô-pinh . Riêng phòng kiểm tra đô-pinh phải có hai nhà vệ sinh để làm nơi lấy mẫu thử. Tiểu ban kiểm tra đô-pinh đã thông báo chi tiết trên tới tất cả chủ đầu tư công trình phục vụ SEA Games 22 nhưng các cán bộ của tiểu ban cũng không dám chắc 100% là yêu cầu của mình được đảm bảo. Vì thế tiểu ban đã dự kiến là sau đợt kiểm tra các công trình vào tháng 7 và tháng 8, nếu nơi nào không đạt yêu cầu về lấy mẫu thử đô-pinh thì sẽ dựng khu nhà tạm- nhà khung, gần địa điểm thi đấu đạt đầy đủ tiêu chuẩn. Dù chỉ đi kiểm tra không chính thức nhưng các cán bộ tiểu ban kiểm tra đô-pinh đã nhận thấy khu vực kiểm tra đô-pinh một số địa điểm thi đấu không đạt quy chuẩn và như thế khu nhà tạm để kiểm tra đôping ở những nơi này là không tránh khỏi.


Ông Phượng tỏ ra tin tưởng vào sự thành công của công tác kiểm tra đô-pinh :” Chúng tôi sẽ hoàn thành tốt công việc bởi đã được tham dự Olympic, ASEAD, SEA Games để tham khảo cách làm của các nước chủ nhà”. Song dù sao ông vẫn cấn cá:” Chỉ có điều ở ta mọi thứ đều gấp gáp, kể cả các công trình thể thao. Đến giờ, các công trình thể thao của ta mới sắp hoàn thành mà từ lúc đó tới lúc phân được các phòng thì không phải là nhanh”. Ngay cả việc tập huấn để có từ 300 đến 350 người thành thục công việc giám sát và lấy mẫu xét nghiệm đô-pinh cũng là chuyện không đơn giản. Dẫu sao, nước đến chân thì vẫn phải nhảy. Chẳng còn cách nào khác!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Một chút lo với đô-pinh

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.