Theo dõi Báo Hànộimới trên

Làng Giáp Nhị

HONGHAI| 10/02/2004 14:30

Giáp Nhị, còn gọi là làng Nhì hay thôn Bùi Đông, phía Bắc và Đông là sông Sét, giáp với Giáp Lục và Giáp Tứ bên kia sông. Giáp Nhị có xóm Năm. Làng có nhiều xóm: Bông, Quán, Mả Lầy, Bến Đò, Năm (vốn là phần đất của Giáp Ngũ)... nhưng dân làng quen gọi tên theo ngõ: ngõ Cổng (cổng làng lối ra đường cái, được xây rất to và cao); ngõ Cây Bưởi; ngõ Con Rùa (khu đất có hình con rùa ở bên bờ sông Sét); ngõ Giàu xứ (đi vào xóm nhà giàu lắm quan), ngõ Ao Dài...

Ảnh: Phương Thảo

Giáp Nhị, còn gọi là làng Nhì hay thôn Bùi Đông, phía Bắc và Đông là sông Sét, giáp với Giáp Lục và Giáp Tứ bên kia sông. Giáp Nhị có xóm Năm. Làng có nhiều xóm: Bông, Quán, Mả Lầy, Bến Đò, Năm (vốn là phần đất của Giáp Ngũ)... nhưng dân làng quen gọi tên theo ngõ: ngõ Cổng (cổng làng lối ra đường cái, được xây rất to và cao); ngõ Cây Bưởi; ngõ Con Rùa (khu đất có hình con rùa ở bên bờ sông Sét); ngõ Giàu xứ (đi vào xóm nhà giàu lắm quan), ngõ Ao Dài...

Giáp Nhị là làng lớn nhất, đông dân cư và có truyền thống học hành, khoa cử, hiển đạt nhất trong số 8 làng Sét. Theo sử sách còn ghi lại, Giáp Nhị có 6 người đỗ đại khoa là : - Bùi Xương Trạch: đỗ Tiến sĩ năm 1478, làm quan tới Thượng thư bộ Binh, Chưởng lục bộ sự, kiêm Đô Ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám, Tri Kinh Diên sự. Năm 1489, ông được cử làm Phó sứ nhà Minh. Ông nổi tiếng thanh liêm, kiệm ước, không mưu tính lợi riêng, có đức độ, rộng rãi khiến người đương thời kính phục Sau khi mất được truy tặng Thái phó, tước Quảng Quốc công.

- Bùi Vịnh: là con của Bùi Xương Trạch, đỗ Bảng nhãn năm 1532, làm quan đến chức Hộ bộ Tả Thị lang kiêm Tả Xuân phường, Đông các đại học sĩ, tước Mai Lĩnh hầu, được phong tặng Thái bảo Mai Quận công.

- Nguyễn Xân (Tiến sĩ năm 1532), làm quan đến chức Thượng thư.
Bùi Bỉnh Quân : là cháu huyền tôn của Bùi Xương Trạch, đỗ Tiến sĩ năm 1619, làm quan đến Phủ doãn Phụng Thiên. Năm 1630, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh, nhưng mất ở bên nước Minh.


- Bùi Huy Bích : đỗ Đình nguyên, Hoàng giáp năm 1769 khi ông 25 tuổi, làm quan đến Đồng Bình Chương sự, Hành Tham tụng (Tể tướng). Ông tên tự là Hy Chương, hiệu là Tồn Am, là nhà văn học, sử học có danh tiếng, để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển, Nghệ An thi tập, Tồn Am thi văn tập, Khoảng tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 46 (1785), ông đứng ra tu sửa nhà Thái học nhằm xây dựng nền văn học đêr giữ vững lòng người.

Ngoài các vị Tiến sĩ, họ Bùi Thịnh Liệt còn có nhiều người đỗ Hương cống, Cử nhân, tập trung vào họ Bùi. Tiêu biểu trong số họ là Bùi Bỉnh Uyên (con trai Bùi Vịnh, trước làm quan nhà Mạc, sau cùng bác ruột là Bùi Trụ (đỗ Hương cống) và bố vợ là Lê Bá Ly vào Thanh Hoá theo nhà Lê, làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, bộ Lễ, Tham tụng, Bùi Phổ làm quan đến Thự Thượng thư bộ Hình, bộ Công …

Cùng với sự thành đạt về ngạch văn, người Giáp Nhị còn phát đạt về ngạch võ, tập trung ở họ Lê và họ Bùi. Họ Bùi có Bùi Bỉnh Di (con Bùi Bỉnh Uyên) làm Tả thị lang bộ Binh, gia phong Thái bảo, tước Thịnh Quận công và rất nhiều người khác.

Giáp Nhị không những có Văn chỉ để thờ Khổng Tử và những người đỗ đạt mà còn có Thọ chỉ (đền Ông Thọ) là nơi hội họp của các bô lão, đề cao tuổi thọ, “tôn kính cái Đức của các bậc cao niên”, những người có “thiên tước” để từ đó cho con cháu noi theo. Văn bia ở đền Ông Thọ do Bùi Huy Bích soạn cho biết tục trọng xỉ của làng : Ai tuổi từ 55 trở lên thì được miễn làm việc chức sắc và sưu dịch; thọ 70 thì người trong làng đến chúc mừng., hễ có công to việc lớn thì phải hỏi các cụ phụ lão rồi mới làm thành công, các vị từ 100 tuổi trở lên là “Quốc lão”, được thờ tại Chính đàn trong đền; các vị Hương lão thì thờ phối theo, có viết rõ tên, tuổi, tước, thuỵ; các cụ 80, 70 tuổi thì đặt bài vị thờ ở hai bên Tả, Hữu, lấy ngày mùng 10 tháng Hai và tháng Tám làm lễ tế, sửa theo nghi lễ, có soạn văn tế.

TS. Bùi Xuân Đính
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Làng Giáp Nhị

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.