Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đô thị thông minh: Đặt con người làm trung tâm

H.T| 11/01/2013 17:05

(HNMO) - Tại buổi hội thảo của Diễn đàn CEO toàn cầu diễn ra ngày 11-1 tại TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ thảo luận về “Đô thị thông minh”, giải pháp cho đô thị thông minh và hướng ứng dụng cho thị trường nội địa đã được chia sẻ.

Tại buổi hội thảo của Diễn đàn CEO toàn cầu diễn ra ngày 11-1 tại TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ thảo luận về “Đô thị thông minh”, giải pháp cho đô thị thông minh và hướng ứng dụng cho thị trường nội địa đã được chia sẻ.

Tại buổi Hội thảo hôm nay. Ảnh: Tú Uyên.


Với mục tiêu hướng đến một thành phố thực sự tốt hơn, “Đô thị thông minh” thường được định nghĩa trên 6 phương diện chủ đạo là: năng lực kinh tế, ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ công, nguồn tài nguyên về con người, môi trường sống thân thiện, chất lượng cuộc sống người dân và cuối cùng là chính quyền điện tử. Các tiêu chí này được xây dựng tương ứng theo khả năng cạnh tranh của khu vực, giao thông và CNTT, tài nguyên về cơ sở vật chất, thiên nhiên, con người và vốn xã hội, chất lượng sống và sự tham gia của công dân trong công tác quản trị của các thành phố.

Tiến bộ của công nghệ đã mở ra một khả năng mới và tăng kì vọng về vai trò của chính phủ khi phục vụ cộng đồng kèm theo đánh giá về mức độ tham gia của người dân và độ hài lòng của công dân với chính phủ. Như vậy, nói đến “Đô thị thông minh” thực chất là nói về mô hình đặt con người làm trung tâm, coi công dân với việc tham gia của họ, việc lắng nghe của chính phủ với họ - làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Trong phần thảo luận của mình, ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam đã chia sẻ về những vấn đề của các thành phố và đô thị nói chung cũng như thách thức của các thành phố và đô thị hiện đại tại Việt Nam nói riêng. Những vấn đề cơ bản nhất có thể liệt kê như: Làm sao có thể tiết kiệm chi phí và phát triển hiệu quả hơn khi thành phố mở rộng, triển khai được các dịch vụ công dân và doanh nghiệp đồng nhất cho toàn bộ các cơ quan quản lý trong thành phố, quản trị và điều tiết nguồn nhân lực, đưa được các thông tin rõ ràng hơn khi ra quyết định và ngân sách, cũng như tạo được tầm nhìn xuyên suốt trong quá trình phát triển tiếp theo.

Ngoài ra, để tạo dựng được đô thị thông minh, việc đáp ứng được các nhu cầu cơ bản – đang ngày càng thay đổi - của cấp lãnh đạo thành phố, của công dân cũng như tầng lớp cán bộ viên chức là hết sức quan trọng. Với công dân, họ mong muốn các dịch vụ ngày càng được cá nhân hóa với chất lượng cao, ở mọi địa điểm. Các vấn đề liên quan với công dân cần phải kịp thời, nhưng cũng đòi hỏi được an toàn và tôn trọng riêng tư. Với cấp cán bộ thực thi, họ mong muốn có những công cụ dễ sử dụng, không gian làm việc hỗ trợ tối đa cho các công cụ mà họ sử dụng, kèm theo cả công cụ xã hội để họ có thể kết nối cộng đồng. Ở tầm trên, các lãnh đạo mong muốn xem xét sự vận hành của bộ máy hành chính, khả năng tham khảo ý kiến cố vấn tại mọi địa điểm, cách quản trị nhân lực hiệu quả, công cụ để kiểm tra kết quả đầu tư và có thể giúp họ phát triển cộng đồng hoặc quốc gia đó.

Thông thường, các quy trình và dịch vụ cung cấp bởi chính quyền cho người dân sẽ được quyết định nhờ mức độ hiệu quả của các giải pháp. Với bộ giải pháp hoàn chỉnh của Microsoft, các thành phố có thể áp dụng đồng thời hoặc chia theo giai đoạn triển khai để đáp ứng từng bước phát triển, đưa dịch vụ tới công dân, và liên kết kêu gọi sự tham gia của công dân tới dịch vụ chính quyền nhiều hơn nữa. Chúng ta thường có 3 khu vực giải pháp như sau: GSD (khu vực kết nối và cung cấp dịch vụ công – Gov service delivery and engagement), GWM (độ hiện đại không gian làm việc công – Gov Workplace Modernization) và GIA (Tầm nhìn và độ tin cậy hành chính – Gov Insight and Accountablity).

Theo mô hình này, dù các phòng ban là những đơn vị phục vụ độc lập, nhưng họ đều có tương đồng để bổ sung lẫn nhau, và được đưa vào các phần trong bộ giải pháp Microsoft theo mục tiêu sau:

•Các lãnh đạo sẽ quản lý được các nguồn tài nguyên và đưa ra quyết định theo cách tối ưu (GIA)
•Cán bộ có thể làm việc hiệu quả hơn với những công cụ hiện đại nhất (GWM)
•Công dân tham gia hoặc phục vụ công dân hiệu quả hơn (CSD)

Bộ giải pháp của Microsoft cho “Đô thị thông minh” có thể áp dụng và triển khai cho hầu hết các các ngành như Y tế, Giáo dục, khối hành chính công cũng như các nhóm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, các khu vực dịch vụ…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đô thị thông minh: Đặt con người làm trung tâm

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.