Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phát triển truyền hình OTT: Chính sách chưa rõ ràng

Việt Nga| 15/09/2014 06:21

(HNM) - Mặc dù các

Truyền hình OTT được hiểu là dịch vụ được cung cấp thông qua ứng dụng tải về máy di động, máy tính.

Với sự phổ biến của các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng) cộng với sự phát triển của hệ thống internet băng rộng, truyền hình OTT càng có cơ hội phát triển.

Truyền hình OTT tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển. Ảnh: Hải Anh


Từ năm 2013, các "nhà đài" Việt Nam đã bắt đầu cung cấp dịch vụ truyền hình OTT. Trong đó, Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVcab) phối hợp với đối tác đưa ra gói truyền hình OTT VTV Plus, cho phép xem đa kênh truyền hình trực tiếp, xem được các kênh của VTV, "chạy" trên các thiết bị có hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone và smartTV. Tiếp sau là FPT Telecom cũng có dịch vụ truyền hình OTT với tên gọi "FPT Play" cung cấp 85 kênh truyền hình. Nhà đài VTC cũng đang thử nghiệm dịch vụ VTC Play trên các thiết bị iOS, Android và bộ thu tín hiệu truyền hình. VASC-VNPT cũng đã đưa ra gói cước truyền hình OTT "MyTV Net" và điểm đặc biệt MyTV Net sử dụng được trên các đường truyền internet của các nhà cung cấp trên thị trường hiện nay. Gần đây nhất, cuối tháng 8 vừa qua SCTV cũng tham gia thị trường truyền hình OTT bằng việc cung cấp thiết bị đầu thu kết nối internet và bắt đầu thử nghiệm truyền hình OTT qua gói ứng dụng SCTV online. Dù các "nhà đài" và các DN kinh doanh truyền hình IPTV (VNPT, FPT) đều đã có các gói dịch vụ truyền hình OTT, song phần lớn là miễn phí. Đến nay, chỉ có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT là VTVcab với VTV Plus và VNPT với MyTV Net thu phí người dùng. Được biết, ngoài gói miễn phí (xem 45 kênh), MyTV Net có gói thu phí với 1.000 đồng/ngày.

OTT từ trước đến nay vẫn được hiểu là miễn phí, người dùng không phải trả chi phí khi sử dụng. Bù lại, khi cài đặt phần mềm trong thiết bị cầm tay, người dùng buộc phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc: Chấp nhận cho đồng bộ danh bạ đồng nghĩa với việc dễ lộ các thông tin, số điện thoại cá nhân lưu trong máy; ngoài ra từ đó cũng mặc định phải nhận những tin nhắn quảng cáo. Với truyền hình trả tiền, mô hình truyền hình OTT có tiếp tục miễn phí hay không? Có một vấn đề là truyền hình còn liên quan đến phí bản quyền và được biết việc cung cấp truyền hình OTT hiện nay chưa có bản quyền. Như vậy, về lâu dài sẽ khó cho nhà cung cấp, còn với khách hàng sẽ không được xem những chương trình hay qua truyền hình OTT. Có thể dẫn chứng: hiện K+ đang phát sóng độc quyền Giải Bóng đá ngoại hạng Anh ngày chủ nhật, một số trận của giải Tây Ban Nha và nhà đài này chỉ chia sẻ với đối tác đã ký kết phát qua IPTV, qua kênh HD và chưa có điều khoản phát qua truyền hình OTT nên hiện nay khách hàng xem truyền hình OTT chưa thể xem được các giải đấu yêu thích này.

Do vậy, có không ít ý kiến cho rằng, các nhà cung cấp truyền hình OTT mới chỉ đang cung cấp dịch vụ này ở góc độ thử nghiệm chứ chưa đặt hy vọng nhiều, dù Việt Nam hiện có khoảng 91 triệu dân, tỷ lệ người sử dụng các thiết bị smartphone ngày một tăng và cùng với đó là lượng thuê bao sử dụng 3G ngày một tăng… là mảnh đất hứa hẹn cho phát triển truyền hình OTT.

Trao đổi với báo chí về việc tổ chức hội nghị quốc tế về truyền hình trả tiền tại Hà Nội vừa qua, lãnh đạo VTVcab cũng chia sẻ việc thương mại hóa truyền hình trả tiền OTT và cho biết truyền hình OTT là một mô hình kinh doanh gắn với bản quyền, cho nên các nhà cung cấp sẽ phải cùng trao đổi để vừa đưa ra gói dịch vụ miễn phí, vừa có gói dịch vụ thu phí nhằm bảo đảm bài toán bản quyền. Thời gian tới, Hiệp hội Truyền hình trả tiền sẽ kiến nghị cơ quan quản lý xây dựng chính sách để bảo vệ bản quyền truyền hình trên môi trường OTT, đồng thời các nhà đài phải cam kết chỉ sử dụng những nội dung có bản quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển truyền hình OTT: Chính sách chưa rõ ràng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.