Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cái ”tâm” của một nữ doanh nhân

Kim Xuân| 07/03/2013 06:20

(HNM) - Khởi đầu cho năm 2013, dược sĩ Lê Thị Bình đã 2 lần được vinh danh với danh hiệu "Trái tim nhân ái tỏa sáng" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng và "Nữ doanh nhân xuất sắc" của Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam trao tặng.



Có giáo sư trước khi hợp tác làm việc với dược sĩ Lê Thị Bình đã tìm hiểu rất kỹ về chị và Công ty Dược phẩm Tâm Bình rồi mới nhận lời và cho biết: Tôi hợp tác với chị không phải vì tiền bạc mà vì tôi thấy chị có cái "tâm" với nghề.

Để thành lập Công ty Dược phẩm Tâm Bình, dược sĩ Lê Thị Bình đã phải trăn trở giữa khát vọng đưa cái mới vào y học cổ truyền và sự bình yên cố hữu. Nhiều đêm, hình ảnh những bệnh nhân khớp, gút, đại tràng… những bệnh phổ biến của xã hội hiện đại đã khiến chị không sao chợp mắt. Mình sẵn có kinh nghiệm thuốc gia truyền, lại có trình độ, sao không từ đó mà phát triển? Ý nghĩ ấy cứ hun đốt trong đầu nên cuối cùng thì khát vọng tạo ra nhiều sản phẩm mới kết hợp giữa y học cổ truyền với cách bào chế hiện đại để cứu giúp được nhiều người bệnh đã chiến thắng. Công ty Dược phẩm Tâm Bình được thành lập và chị trở thành Tổng giám đốc. Cũng vì tâm huyết với nghề và cái "tâm" với bệnh nhân nên chị đã nhận được sự ủng hộ, hợp tác của rất nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về Đông y như Giáo sư Hoàng Bảo Châu, Giáo sư Dương Trọng Hiếu, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quân, Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn…

Nhớ hồi Nhà máy sản xuất Dược phẩm Tâm Bình mới xây dựng ở KCN Ninh Hiệp (Gia Lâm - Hà Nội), còn biết bao điều ngổn ngang phải đứng ra giải quyết, chị lại ưu tiên mua đất để xây dựng nơi ở cho công nhân. Khi đó chị có hai lựa chọn, hoặc mua đất ở KCN Từ Sơn, cách nhà máy 3km hoặc mua đất ở cạnh nhà máy cùng với diện tích đó nhưng đắt hơn 5 lần. Chị đã chọn mua đất ở cạnh nhà máy vì sát nơi làm việc, anh em mệt có thể về nghỉ ngơi mà ít phải di chuyển. Hơn nữa, đất ở Từ Sơn không thuận tiện cho sinh hoạt vì xa khu dân cư. Tấm lòng của chị đối với mọi người khiến ai nấy đều cảm kích. Vì thế những lời nhắc nhở của chị như: bảo đảm vệ sinh trong mọi khâu sản xuất vì đó là sản phẩm làm ra để phục vụ con người, phải nhặt nhạnh không được để một hạt thuốc rơi lãng phí… đều được mọi người nghe theo và thực hiện nghiêm ngặt, ai nấy đều gắn bó với công ty như người trong gia đình.

Khi vừa nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm viên khớp Tâm Bình dạng viên nang dựa trên cơ sở bài thuốc Bà Giằng gia truyền, có bổ sung thêm một số vị thuốc quý để sản phẩm có hiệu lực mạnh hơn thì chưa nghĩ đến việc sẽ phân phối ra sao, thị trường thế nào, chị tất bật mang sản phẩm đi khắp nơi chữa bệnh miễn phí. Những người có hoàn cảnh khó khăn thì có xa mấy, khó khăn mấy chị cũng giúp. Anh Nguyễn Ngọc Thông ở Hạ Hòa (Phú Thọ) bị bệnh khớp nặng gần 20 năm; ông Trần Thanh Lộc ở xã An Viên, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) hai lần bị bệnh khớp thập tử nhất sinh, gia đình khánh kiệt vì chữa bệnh; bà Lâm Thị Tuyên ở Thôn Tụ, xã Phúc Thịnh - một thôn xa xôi hẻo lánh thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bị bệnh khớp từ năm mười ba tuổi, sống cô độc một mình…. đều coi chị là người tái tạo lại cuộc đời cho họ.

Khi được hỏi thì chị chỉ cười: Không gì sung sướng bằng những sản phẩm mình làm ra giúp được nhiều người khỏi bệnh. Những lá thư cảm ơn của bệnh nhân gửi về chính là món quà quý giá nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cái ”tâm” của một nữ doanh nhân

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.