Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng

13/08/2012 06:20

Vừa qua báo chí có đưa tin về hoạt động mua bán gian hàng trên muaban24.vn. Nhiều người tham gia cho rằng mình bị lừa và cơ quan công an cũng đã khởi tố một số người có liên quan. Đề nghị Quý báo cho biết, những người có hành vi chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng sẽ bị xử lý thế nào? Phạm Dũng và một số bạn đọc

Vừa qua báo chí có đưa tin về hoạt động mua bán gian hàng trên muaban24.vn. Nhiều người tham gia cho rằng mình bị lừa và cơ quan công an cũng đã khởi tố một số người có liên quan. Đề nghị Quý báo cho biết, những người có hành vi chiếm đoạt tiền của người tiêu dùng sẽ bị xử lý thế nào?
Phạm Dũng và một số bạn đọc

Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà
(Công ty Luật TNHH YouMe, ĐT: 0913.55.99.44; website: www.youmevietnam.com) trả lời:

- Theo thông tin trên các báo thời gian qua, hoạt động mua bán gian hàng trên muaban24.vn có nhiều biểu hiện của hoạt động bán hàng đa cấp núp dưới hình thức thương mại điện tử. Hoạt động mua bán gian hàng giữa muaban24.vn và người tiêu dùng chỉ là hình thức, còn thực chất của hoạt động này có nhiều biểu hiện của việc sử dụng mạng internet để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người có hành vi này có thể bị khởi tố về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 226b Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Điều 226b quy định về hình phạt đối với người có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản như sau:

Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt hoặc làm giả thẻ ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ; b) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản; c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; d) Hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Có tính chất chuyên nghiệp; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; đ) Gây hậu quả nghiêm trọng; e) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Trong trường hợp tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc hậu quả của hành vi là đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.