Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hồ sơ, thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

19/03/2013 07:12

Con gái tôi muốn kết hôn với một anh bạn người Pháp. Đề nghị quý báo cho biết thủ tục và thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp này như thế nào? Lương Thị Hồng (Hà Đông, Hà Nội)

Con gái tôi muốn kết hôn với một anh bạn người Pháp. Đề nghị quý báo cho biết thủ tục và thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp này như thế nào?
Lương Thị Hồng (Hà Đông, Hà Nội)

Luật gia: Hoàng Xuân Hiến (ĐT: 098.335.1928; email: hoangxuan hienqo@gmail.com) trả lời:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là những nguyên tắc cơ bản được pháp luật thượng tôn và bảo vệ bằng các quy định cụ thể.

Theo thông tin bà Hồng cung cấp, con gái bà muốn kết hôn với bạn trai người nước ngoài nên ngoài việc chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình còn phải thực hiện một số quy định của pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trong đó có quy định về thủ tục hồ sơ và thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Khoản 3, Điều 11, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006, quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài như sau: 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ : a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó; c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài); đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam). 2. Ngoài các giấy tờ quy định tại Khoản 1 điều này, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Về thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 3, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi: 1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) thực hiện đăng ký việc kết hôn... giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. 2. UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. 3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam) thực hiện đăng ký việc kết hôn... công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài theo quy định của nghị định này, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hồ sơ, thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.