Theo dõi Báo Hànộimới trên

Một lãnh đạo Ngân hàng Hoàng gia Scotland từ chức vì bê bối

H.V| 06/02/2013 10:57

(HNMO) - Người đứng đầu bộ phận đầu tư của Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) sẽ từ chức vì vụ bê bối thâu tóm lãi suất liên ngân hàng trên thị trường London (Libor).


Ông John Hourican đã gắn bó với RBS 17 năm và đã lãnh đạo bộ phận đầu tư của ngân hàng từ cuối năm 2008. Các nguồn tin cho biết, ông bị buộc phải ra đi mặc dù hầu hết việc ấn định lãi suất đã xảy ra trước khi ông đảm nhận vai trò hiện tại của mình.

Các khoản phạt với RBS vì vụ Libor, dự kiến được công bố hôm nay, 6/2, có khả năng lên tới hàng trăm triệu bảng Anh.

Hôm qua, 5/2, tờ The Financial Times đã đưa tin rằng, các khoản tiền phạt được công bố hôm nay có thể lên đến 390 triệu bảng Anh (tương đương 615 triệu USD) - phần nào ít hơn con số 500 triệu bảng đã được đồn đoán - và ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với các cáo buộc hình sự chống lại công ty con của ngân hàng ở Nhật Bản.

Ông Hourican


Hồi tháng 12/2012, Ngân hàng UBS Thụy Sĩ đã thừa nhận các cáo buộc gian lận chống lại chi nhánh của ngân hàng ở Tokyo như là một phần của thỏa thuận trị giá 1,5 tỷ USD với các nhà quản lý quốc tế. Barclays, ngân hàng đầu tiên đã thừa nhận vai trò của mình trong vụ gian lận Libor, đã phải trả tổng cộng 450 triệu USD.

Ông Hourican, người đã nhận được mức lương 3,5 triệu bảng Anh trong năm ngoái, sẽ bị tước khoản tiền thưởng năm 2012 và khoảng 4 triệu bảng Anh tiền thưởng từ các năm trước, để giúp trả các khoản tiền phạt dự kiến, mà hầu hết trong số đó sẽ được trả cho các nhà quản lý Mỹ.

Libor, chi phí đi vay bình quân mỗi ngày được công bố bởi một nhóm các ngân hàng có trụ sở tại London, được sử dụng để tính toán các khoản thanh toán với các hợp đồng tài chính trị giá hàng trăm nghìn tỷ USD.

Trong suốt thời gian kiểm soát của bộ phận ngân hàng đầu tư tại RBS, ông Hourican đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ngân hàng từ bờ vực của sự sụp đổ hoàn toàn trở về gần điểm hòa vốn. Một số nguồn tin cho rằng, bởi ông Hourican không trực tiếp hoặc biết gián tiếp về lãi suất nên nhiều người trong RSB coi sự ra đi của ông như là một lời đề nghị mang tính hi sinh.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Một lãnh đạo Ngân hàng Hoàng gia Scotland từ chức vì bê bối

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.