Theo dõi Báo Hànộimới trên

Tiếng ca đi cùng năm tháng

ANHTHU| 11/02/2008 09:46

(HNM) - Tiếng ca của NSND Trần Khánh rất đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ thính giả Đài TNVN suốt nửa thế kỷ qua. Năm 1957 khi  chàng trai 26 tuổi hát lần đầu tiên trên sóng điện, “cao vút lên... từ trên kỳ đài...”, người nghe sửng sốt trước giọng hát trầm ấm vang động có sức truyền cảm đến lạ lùng.

(HNM) - Tiếng ca của NSND Trần Khánh rất đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ thính giả Đài TNVN suốt nửa thế kỷ qua. Năm 1957 khichàng trai 26 tuổi hát lần đầu tiên trên sóng điện, “cao vút lên... từ trên kỳ đài...”, người nghe sửng sốt trước giọng hát trầm ấm vang động có sức truyền cảm đến lạ lùng.

Nhiều người tò mò đã tới đài để“xem” chàng ca sĩ ăn mặc tuềnh toàng nhưng thanh tú, đẹp trai, nụ cười hiền hiền, đặc biệt là đôi mắt trẻ trung ánh nét buồn xa xôi...Trần Khánh là thế trong nhữngngày đầu tiên bước chân vào nhà đài, nơi gắn bó với anh suốt đời nghệ sĩ.

“Tôi là người thợ lò, sinh ra trên đất mỏ, trong những ngày cờ đỏ bay trên núi Bài Thơ. Núi Bài Thơ, ơi núi Bài Thơ...”. Trần Khánhkhông sinh ra trên đất mỏ, quê gốc Đông Mạc, huyện Nghĩa Lộc, Nam Định, chào đời ở Hải Phòng. Năm 1944, 13 tuổi,anh là liên lạc trong tổ công tác cách mạng của Văn Cao. Nhà nghệ sĩ đa tài kể: “Cuối năm 1944 đến tháng 4-1945, Khánh được phân công mang sách báo tới các tổ trong nội thành Hải Phòng, và biểu diễn tuyên truyền các bàihát cách mạng trong học sinh”. Rồi anh gia nhập Đệ tứ chiến khu Đông Triều. Vùng mỏ gắn bó với ca sĩ từ đấy. Anhhát “Tôi là người thợ lò...” với tất cả xúc cảm, ký ức của thời thanh niên sôi nổi,hát với tâm hồn nồng cháy của một nghĩa quân Đệ tứ chiến khu năm nào. Sau này nhiều ca sĩ đã thể hiện ca khúc tuyệt vời này của Hoàng Vân, nhưng có lẽ chưa ai vượtđược anh.

“Hướng về Nam...” với Bình Trị Thiên khói lửa, lại những hồi ức sống dậy trong tâm tưởng. Từ cuối năm 1945, chàng Vệ quốc quân Trần Khánh đi Nam tiến, có mặt trên chiến trường Trung bộ, vào tớicả Đông Nam bộ. “Lửa cháy ngút trời... Ôi đau thương điêu tàn...”. Tiếng hát của ca sĩ như có lửa cháy, nhưkìmnén, như bừng sôi bao nỗi căm hờn quân xâm lược giày xéo quê hương. Rồi từ Nam bộ xa tít, anh ngược trở lại chiến trường xưa, hoạt động điệp báo tại nội thành Hải Phòng, Hà Nội, tham gia trận diệt sĩ quan cao cấp của địch ở vũ trường Paramouth, điều tra và thu lượm những tài liệu mậtvề kế hoạch của địch đánh Hòa Bình và Tây Bắc chuyển ra cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến hồi năm 1950, 1951. Cả chặng đườnggian khổ ấy tích đọng trong trái tim đẫm đặc những cảm nhận về người lính để Trần Khánh tự hàocất cao tiếng hát hùng tráng “Người chiến sĩ ấy, ai đã gặp anh, không thể nào quên, không thể nào quên” ... “tận trung với nước, với dân, như anh, người chiến sĩ ấy...”.

Trần Khánh hát từ khi còn là ”chú bé loắt choắt” trong đường dây liên lạc trong tổ công tác bí mật nội thành, là anh lính trẻ chiến khuĐông Triều, hát trong nhà tù chống trả những trận đòn tra tấn dã man của địch. Nhưng từ khi bước vào 58phố Quán Sứ, là diễn viên Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, tiếng hát anh mới thực sự “cao vút lên” tới các chân trời của Tổ quốc thân yêu. Lạ thay, chàng ca sĩ trú ngụ ở căn nhà hẹp số 26 Đường Thành không có thói chơi bời côngtử Hà Nội, hàng ngày chỉ khuây khỏa với đôi ba chén rượu cùng bầu bạn và rít điếu cày, ấy vậy mà hát chẳng hề thấy “giọng thuốc lào” bao giờ. Trường hơi, âm sắc khỏe khoắn, anh là giọng nam tê-no đặc sắc hiếm thấy, mà lại thiên bẩm. Nhưng không thể không ghi nhận sựkhổ luyện. Ngoài đơn ca, anh còn solo những hợp xướng có hàng chục, hàng trăm ngườiphối hợp, như bản “Ca ngợi Tổ quốc” của Hồ Bắc dài 15 phút, có đội Sơn Cahơn 40 thiếu nhi tham gia. Nhiều nghệ sĩ Đoàn Ca nhạc Đài TNVN kể lại, những lúc ấymới thấy hết sự nghiêm túc nghệ thuật tới bất ngờ của anh. Các buổi tập đều đúng giờ, chuẩn bị kỹ lưỡng, khớp với dàn nhạc, với dàn hợp xướng rất nhịp nhàng, đầy hưng phấn. “Tổ quốc đời đời còn ghi nhớ, những năm bốn mươi không bao giờ quên. Nam Kỳ khởi nghĩa, tiếng súng Bắc Sơn, những tên người tên núi tên sông...”. Tiếng Trần Khánh vang lên giai điệu bi hùng khiến mỗi trái tim rung động mạnh mẽ. Cho tới nay có lẽ đây vẫn là bản hợp xướng gây dấu ấn sâu đậm nhất với thính giả, dấu ấn lĩnh xướng Trần Khánh!

Và tháng Chạp năm 1972, giữanhững ngày đêm không lực Hoa Kỳ hung hãn đánh phá Thủ đô, huy động cả “pháo đài bay” B52 dội bom xuống trái tim Tổ quốc, một sáng mùa đông lạnh giá trên làn sóng điện bỗng vọng vang khúc ca “Hà Nội niềm tin và hy vọng”. Trang nghiêm, sâu lắng, trầm hùng, tràn đầy yêu thương: “Mặt hồGươm vẫn lung linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô. Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghetiếng gọi không quên niềm thương đau... Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vươn lên trời cao...”. Nghe tiếng hát mà rưng rưng, mà lòng rừng rực lửa cháy. Không chỉ riêng người Hà Nội mà đồng bào chiến sĩ tatừ Bắc tới Nam, trên các chiến trường đều trào dâng cảm xúc đến nghẹn ngào... Trần Khánh đấy. Anh tập ca khúc này ngay trong hầm trú ẩn ở 58 Quán Sứ cùng tác giả -nhạc sĩPhan Nhân và Tổng biên tập đài TNVN. Dàn nhạc cũngđã chuẩn bị sẵn sàng. Tranh thủ thời gian báo yên ngắn ngủi khi máy bay địch đã đi xa, anh lên phòng thu thanh, hát mà đôi mắt ngấn lệ. “Ôi Đông Đô... Ôi Thăng Long... Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta”. Tất cả mọi người có mặt trong phòng thu lúc đó đều thổn thức, như được tiếp thêm sức mạnh vô cùng cho niềm tin và hy vọng. Trần Khánh hát với ắp đầy cảm xúc cộng hưởng của tâm hồn ngườichiến sĩ,người nghệ sĩ của nhân dân, của đất nước, một người con của Thăng Long - Hà Nội yêu dấu giữa những ngày đạn bom dữ dộitàn phá thành đô... Nhạc sĩ Phan Nhân mới đây còn đánh giá, khó ca sĩ nào bây giờ có thể hát được như Trần Khánh hồi ấy...

Tháng 6 năm 1981 Trần khánh đột ngột qua đời sau tai nạn giao thông trên đường ra Quảng Ninh phục vụ những người thợ mỏ mà ông vẫn nặng lòng. Hơn một phần tư thế kỷ qua đi, nhưng tiếng hátTrầnKhánh vẫn thường xuyên vangtrên sóng đài phát thanh quốc gia. Đĩa ghi âm hàng trăm nhạc phẩm Trần Khánh hát suốt 25 năm vẫn còn đó. Bẩy năm sau ngày mất, ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, đến năm 2007 là danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Nhân dân mãi nhớ người Nghệ sĩ -Chiến sĩấy. Không thể nào quên, tiếng hát Trần Khánh vẫn còn mãi với thời gian.

Vũ Hà

- - - - - - - - -

Cùng bạn viết

Thăng Long - Hà Nội không phải chỉ có những chuyện trong quá khứ. Trong thời gian tới, đề tài ưu tiên của chúng tôi là thời chúng ta đang sống; những con người, sự kiện, công trình mới..., để nói lên sức sống của thành phố hôm nay.

Địa chỉ thư điện tử: thi1000năm@hanoimoi.com.vn.

Phông chữ VnArial

BTC

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiếng ca đi cùng năm tháng

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.