Theo dõi Báo Hànộimới trên

"Xã đỏ" bên sông Cà Lồ

ANHTHU| 17/05/2008 09:08

(HNM) - Nằm bên cửa ngõ phía bắc thủ đô, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, nối liền với Tây Bắc - Việt Bắc,  xã Đông Xuân là nơi “thiên thời - địa lợi- nhân hòa” cho những hạt giống đỏ nảy mầm.

(HNM) - Nằm bên cửa ngõ phía bắc thủ đô, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, nối liền với Tây Bắc - Việt Bắc,xã Đông Xuân là nơi “thiên thời - địa lợi- nhân hòa” cho những hạt giống đỏ nảy mầm.

Miền đất trung dunàycó diện tích tự nhiên trên 646 ha, năm 2005 gồm 2.268 hộ với trên 10.500 nhân khẩu sống tập trung ở 9 thôn và 5 khu dân cư. Từ lâu đời, người dânchịu sự ảnh hưởng của đạo Phật và sống chủ yếu bằng nghề nông. Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu hết các thôn, khu nằm trong hai làng lớn Đông Tảo và Xuân Kỳ, thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên. 1-4-1979, Đông Xuân chính thức thuộc về huyện Sóc Sơn – Hà Nội.

Đầu thế kỷ trước, chịu ảnh hưởng của phong trào Đông Du, một số nhà nho ở Đông Xuân, đứng đầu là cụ đồ Tân (thôn Đông Tảo) cùng một số bạn hữu lên Cao Bằng, Lạng Sơn định xuất dương sang Nhật. Việc không thành, cụ Tân quay về quê vận động nhân dân lập Hội Thiện quyên tiền, gópcủa xây dựng đền Thiện - Phú Thọ (thôn Đông Tảo) và đền Thiện - Xuân Kỳ (thôn Cả), gây tiếng vang khắp vùng. Tuy nhiên, người dân Đông Xuânlại đói khổ, đời sống tinh thần bị trói buộc đến nỗi “Nhìn vào chữ như trông tường trắng/ Thấy tàu xe mà tưởng phép tiên”. Trong các năm1907-1909 và 1917, các ông đốc Giảng, đốc Tần ở làng Đông Tảo đã đứng lên tập hợp hàng trămngười nổi dậy chống Pháp.

Đảng ra đời, thổi bùng ngọn lửa cách mạng ở Đông Xuân. Với sự chắp nối của các ông Lê Văn Chụp, Lê Văn Cừ (thôn Xuân Kỳ), năm 1937, thay mặt Trung ương, đồng chí Xuân Thủy đã cử ông Nguyễn Đăng Truyền, đóng vai hương sư về mở lớp, gây cơ sở. Ông Lê Văn Hiển, Bí thư Chi bộ thôn Cả kể lại: Ông Truyền ở tại nhà ông Lê Văn Chước (anh ruột ông Chụp), đặt lớp tại nhà ông Lê Văn Đản (em ruột ông Chụp). 30 người theo học chủ yếu là dân Xuân Kỳ và Phổ Lộng Thượng (nay là thôn Thượng-xã Đức Hòa), ngoài học chữ còn được tiếp thu các chủ trương, nghe đọc sách báocách mạng. Sau này phần lớn học sinh thoát ly, tham gia quân đội, số ở lại hoạt động bí mật hoặc thamgia du kích, được kết nạp vào Đảng. Phong trào đọc sách báo cách mạng ở đây lan sang Đông Tảo, Phù Lỗ, Kim Lũ, Việt Long. Sau đó, Trung ương lại cử ông Hoàng Lý Chỉ đóng giả làm thầy lang về Đông Xuân, mục đích là để kiểm tra độ tin cậy của cơ sở lần cuối.

Hội nghị Trung ương lần thứ VI (tháng 11-1939) quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp. Đảng chủ trương hoạt động từ công khai hợp pháp sang hoàn toàn bí mật; chuyển trọng tâm công tác từ thành thị về nông thôn. Năm 1940, đội công tác của Trung ương về tỉnh Phúc Yên (nay là Vĩnh Phúc) xây dựng an toàn khu và quyết định chọn Xuân Kỳ (Đông Xuân) là một trong những “địa chỉ đỏ”của phong trào. Từ đây, dân Đông Xuân lại có cơ hội để hiểu biết thêm về Đảng, về cách mạng, tận tình giúp đỡ cán bộ qua lại. Các nhóm đọc sách báo nhanh chóng chuyển thành các tổ chức như Đội Thanh niên phản đế, do anh Lê Văn Hải phụ trách; Hội Phụ nữ phản đế, do bà Lê Thị Mùi phụ trách; Hội Nông dân ái hữu, doông Lê Văn Chụp phụ trách… Hàng trăm người bất chấp hiểm nguy, hăng hái thamgia rải truyền đơn, treocờ Đảng, tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ cách mạng...

Cuối năm 1941, dân Đông Xuân nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng: nuôi giấu, che chở cán bộ Trung ương, Xứ ủy. Các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Toàn Thư, Lê Quang Đạo, Hoàng Xuân Quán, Lê Liêm; Ban Cán sự tỉnh Phúc Yên gồm các bà Nguyễn ThịOanh, Lê Thị Lịch (tức Liên) đã về đây ăn ở, làm việc. Ngày 25-1-1942, tờ báo“Cứu quốc” (tiền thân của báo “Đại Đoàn kết” ngày nay) - Cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh, do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng chỉ đạo bí mật ra số đầu tiên tạiXuân Kỳ, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào chung.

Tháng 12-1942, tại miếu Gia Thờ (Xuân Kỳ), Ban Cán sự tỉnh Phúc Yên thành lập Chi bộ Đảng Xuân Kỳ với 3 đảng viên Lê Văn Chụp, Lê Văn Cừ (thôn Xuân Kỳ) và Hoàng Xuân Quán (cán bộ Ban Cán sự tỉnh trực tiếp làm bí thư). Sự kiện chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kim Anh ra đời đánh dấu bước trưởng thành trong phong trào đấu tranh cả một vùng phía Bắc sông Hồng. Theo đó, một loạt chi bộ Đảng được thành lập, làmcho kẻ thù hoang mang khiếp sợ.

Ngày 9-3-1945, chi bộ Xuân Kỳ lãnh đạo lực lượng tự vệ và quần chúng phá kho thóc nhà phó Lýthôn Thượng, thu trên 10 tấn chia cho dân nghèo. Ngày 4-5-1945, hàng trămquần chúngXuân Kỳ kéo lên huyện lỵ Đa Phúc, giương cao khẩu hiệu, đòi miễn thuế, miễn nộp thóc đề-pô và thầu dầu… mở đầu cho phong trào vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trên phạm vi toàn xã.

Trong 9 nămkháng chiến chống Pháp, tất cả các thôn, làng của Đông Xuân đều bị càn quét, tàn phá nhiều lần. Nhân dân trong xã vẫn kiên cường bám đất, bám làng, nhường cơm, sẻ áo, đào hầmbímật, che chở, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên, du kích hoạt động. Tiêu biểu là các gia đình ông Lan, ông Hinh, ông Toét, ông Oanh, ông Nhuế, ông Tích, bà Trà (Xuân Kỳ); ông Cọ (Đồng Dành); ông Binh, ông Mật, ông Vọng (xóm Yêm)…

Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, xã Đông Xuân đã tiễn đưa 611 người con ưu tú lên đường chiến đấu, 94 liệt sỹ đã không trở về và còn hàng trăm thương, bệnh binh. Với công lao và sự đóng góp to lớn, người trong xã đã được tặng thưởng trên 900 huân, huy chương các loại; 9 bà mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 6 gia đình có công với cách mạng, 3 cán bộ lão thành. Ngày 27-2-2002, xã Đông Xuân vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Pháp.

Phát huy truyền thống “Xã đỏ” anh hùng, trong những năm đổi mới đất nước, Đông Xuân đã giành được nhiều thành tích mới trên tất cả các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 9 – 10%/năm, tổng giá trị thu nhậptừ 33,5 – 35,5 triệu đồng/1ha canh tác; thu nhập bình quân đầu người đạt 3,5 triệu đồng/ năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm còn trên 1%, tỷ lệ hộ giàu và khá đạt từ 60 – 65%. Từ 3 đảng viên đầu tiên năm xưa, nay Đảng bộ Đông Xuân có tổng số trên 300 người, xứng đáng với lời khen ngợi là“Xã đỏ” bên sông Cà Lồ của nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh năm 1965.

Văn Học

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
"Xã đỏ" bên sông Cà Lồ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.