Theo dõi Báo Hànộimới trên

Chiếu bóng vào Hà Nội khi nào?

ANHTHU| 07/07/2004 14:52

Sau thế chiến I, thực dân Pháp mở rộng khai thác tài nguyên ở Đông Dương. Chiếu bóng bắt đầu thâm nhập vào thị trường Đông Dương dưới chiêu bài

Sau thế chiến I, thực dân Pháp mở rộng khai thác tài nguyên ở Đông Dương. Chiếu bóng bắt đầu thâm nhập vào thị trường Đông Dương dưới chiêu bài "khai phá văn minh". Hãng phim và chiếu bóng "Đông Dương" ban đầu độc quyền trong kinh doanh điện ảnh ở xứ thuộc địa này. Sau vài năm có thêm Công ty Chiếu bóng và Sân khấu Đông Dương ra đời cạnh tranh với hãng trên. Cả hai đều do chủ Pháp nhằm khai thác luồng phim trên khắp cõi Đông Dương

Tính tới năm 1925 ở Đông Dương có 30 rạp chiếu bóng: Hà Nội có 4 rạp, Sài Gòn, Hải Phòng và Tua - ran mỗi nơi một rạp. Quanh cảnh buổi chiếu bóng khi thực dân Pháp đánh bại Đức tổ chức tại Sài Gòn ngày11/11/1918 như sau: "… Công chúng ở Sài gòn rất thích Xi - nê, một đámngười dày đặc tụ tập trước khách sạn Pa -la - xơ để xem phim. Nào Hề Saclô, nào bọn cao bồi, nào người lính quang vinh diễn trên màn ảnh. Ông chủ khách sạn không muốn xem đám đông trước tiệm của mình liền vung roi quất túi bụi. Bà chủ cũng ra tay đánh bừa vào đám đông. Mấy đứa trẻ ranh mãnh cướp được ngọn roi của bà khiến mọi người vỗ tay cười ầm lên…"

Vậy ở Hà Nội có những rạp nào vào thời kỳ những năm 1920? Theo hồi ký "Nhớ và ghi" của nhà văn Nguyễn Công Hoan thì rạp Tonkinois ở phố Hàng Quạt,(nay là phố Lương Văn Can) là rạp cổ nhất của Hà Nội. Những căn cứ ở nhiều tư liệu khác như trên tờ Thực nghiệp dân báo, ra vào năm 1920 có đăng quảng cáo cho rạp chiếu bóng Pathé như sau: "… Tối nào cũng chớp bóng từ 9h - 11h. Thứ 5, chủ nhập chớp từ 5h - 7h nên cho trẻ con xem. Hạng nào cũng có quạt máy…" Như vậy rạp Pathé là rạp chiếu bóng cổ nhất tại Hà Nội và cả xứ Đông Dương.

Phathé là tên hãng kinh doanh về máy chiếm phim, máy hát, phim nhựa ở Pháp có nhãn hiệu con gà. Còn rạp Pathé ở Hà Nội nằm bên trái đền Bà Kiệu, nhìn chếch sang đền Ngọc Sơn. Theo các vị tiền bối kể lại thì quanh rạp có bãi cỏ rộng nhiều bóng cây. Trong rạp người xem ngồi cả hai phía màn ảnh. Phim khi đó là phim câm, khoe hình ảnh mẫu quốc. Còn loại phim thời sự hình ảnh An nam do Tây quay thường bôi nhọ dân tộc ta như hình ảnh các quan lại lúc nhúc quỳ lại bọn khâm sai, toàn quyền, cảnh kéo xe tay cho các quan tây, cảnh đóng khố trèo dừa…

Trong tờ quảng cáo in năm 1924 có đăng phim ảnh An Nam "Kim Vân Kiều". Ta nên biết phim ảnh An Nam là do tây bỏ vốn và làm. Tờ quảng cáo viết: "Hãng phim và chiếu bóng Đông Dương trình bày Kim Vân Kiều", truyện cổ cải biên thực hiện do ông Fame Chon. Diễn xuất là đoàn tuồng do hãng khai thác sân khấu An Nam Quảng Lạc ở Hà Nội"… Về loại phim An Nam này, nhà văn Nguyễn Công Hoan kể: "Các vai đóng đều do đào kéo tuồng Quảng Lạc, phong cảnh là cảnh thật ở Hà Nội, chùa Láng là dinh Từ Hải, cổng làng Thọ là nhà tú bà". Nhà văn Tô Hoài kể cảnh quanh viếng mộ Đạm Tiên ở bãi tha ma làng Yên Thái, quê ông. Phim "Sự tích Bà Đế" cùng làm theo cách đó vào năm 1929. Vai Bà Đế do cô đầm laiGilles thủ vai, trông lố lăng, còn lại là phim thời sự như "Hội Kiếp bạc", "Phong cảnh xứ Huế", "Đám ma bà Bé tí", "Cô gái Bắc Kỳ"

Do cách làm tuỳ tiện như vậy nên vắng khách. Gặp buổi khủng hoảng kinh tế năm 1930 nên việc làm phim lá cải đó bị ngừng trệ. Sau những năm 30, một số người Việt, trong đó có nhà văn Nguyễn Tuân, nhảy sang Hồng Kông, nhờ bọn Chủ Tàu làm phim "Cánh đồng ma" có một số tách ra làm "Trận Phong Ba". Cả hai cũng bị thất bại. Khoảng năm 1933, rạp Pathé đóng cửa, rồi bị phá để làm công viên, sau dựng bia làm kỳ niệm cha cố Alechxandrot, người có công xây dựng chữ quốc ngữ ngày nay.

T.S

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Chiếu bóng vào Hà Nội khi nào?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.