Theo dõi Báo Hànộimới trên

Nên bắt tay nhau

THUHANG| 21/08/2003 08:42

Ngày 1-7-2003, bộ phim Vua bãi rác  của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn được hãng BM Film International - do ông Lê Minh, Việt kiều tại Mỹ sáng lập - mua để phát hành tại Mỹ và Ca-na-đa trong thời hạn 10 năm. Chuyện bán phim ra nước ngoài, góp phần quảng bá nền điện ảnh Việt Nam là rất đáng mừng. Vua bãi rác  cũng không phải là phim đầu tiên được  Hãng phim truyện Việt Nam (HPTVN) bán cho các đối tác nước ngoài khai thác, nhưng bản hợp đồng này lại xới lên vấn đề đang rất “nóng”: Chuyện bản quyền.

Một cảnh trong phim Vua bãi rác
Ảnh: Ng. Thanh Sơn

Ngày 1-7-2003, bộ phim Vua bãi ráccủa đạo diễn Đỗ Minh Tuấn được hãng BM Film International - do ông Lê Minh, Việt kiều tại Mỹ sáng lập - mua để phát hành tại Mỹ và Ca-na-đa trong thời hạn 10 năm. Chuyện bán phim ra nước ngoài, góp phần quảng bá nền điện ảnh Việt Nam là rất đáng mừng. Vua bãi ráccũng không phải là phim đầu tiên đượcHãng phim truyện Việt Nam (HPTVN) bán cho các đối tác nước ngoài khai thác, nhưng bản hợp đồng này lại xới lên vấn đề đang rất “nóng”: Chuyện bản quyền.

Thời kỳ trước, phim Việt Nam được công chiếu ở nước ngoài đều thuộc chương trình hợp tác, trao đổi văn hóa với các nước, chủ yếu là XHCN. Lúc đó, những Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Cánh đồng hoang... dù được khen nhưng phía Việt Nam không được trả tiền “vì ta xin nhiều hơn cho”. Quãng năm 1995-1996, Đêm hội Long Trìvà Kiếp phù ducủa đạo diễn, NSND Hải Ninh được bán cho truyền hình ốt-xtrây-li-a. ĐD Hải Ninh cho biết: “Khi ấy, họ trả cho HPTVN (ông Hải Ninh lúc ấy là giám đốc) khoảng 6.000 đô la Mỹ. Số tiền ấy phần lớn nộp lại ngân sách, hãng chỉ trích 10% trả cho đạo diễn, biên kịch. Tuy nhiên, những hợp đồng này chỉ cho phép đối tác “chiếu theo đợt” chứ không phải là mua đứt bản quyền để họ khai thác tại nước họ”. Sau này, một loạt phim khác như Thị trấn yên tĩnh, Bao giờ cho đến tháng Mười, Ngọn đèn trong mơ, Thương nhớ đồng quê, Những người thợ xẻ, Mùa ổi...tuy được bán nhưng cũng chưa phải là bán cả bản quyền.

Về Vua bãi rác, Đỗ Minh Tuấn vừa là đạo diễn, vừa là tác giả kịch bản. Trước khi được duyệt, phim đã có tới 9 lần phải sửa kịch bản hoặc “được” đề nghị thay đổi tên phim cho “hiền hơn”. Bộ phim đã tham gia vài liên hoan phim (LHP) quốc tế. Đặc biệt, ở LHP châu á - Thái Bình Dương, tổ chức năm 2002 tại Hàn Quốc, diễn viên chính Võ Hoài Nam đã đoạt giải “nam diễn viên trẻ xuất sắc”. Khi công chiếu trong nước, nhiều người thích Vua bãi rácở độ gai góc, sát gần với những thân phận cơ cực, nghèo khó nhưng cũng rất nhân hậu, tràn đầy mơ ước của lớp người lao động nghèo...

Về bản hợp đồng giữa HPTVN và đối tác Mỹ, ông Tuấn không biết thỏa thuận giữa đôi bên dù ông là người được hãng trả lương, cũng chưa ai nhắc tới chuyện trả tiền bản quyền, mặc dù trong hợp đồng (ông Tuấn tiết lộ) có ghi rõ: “Nhà phân phối mua bản quyền Vua bãi rác của nhà sản xuất (ở đây là HPTVN, đơn vị bỏ vốn làm phim) để toàn quyền tổ chức phát hành kinh doanh tại Mỹ và Ca-na-đa trong thời hạn 10 năm”. Ông Tuấn mong muốn lãnh đạo HPTVN có chế độ đãi ngộ cho đoàn làm phim chứ không nên “bỏ qua” như những lần bán phim trước nữa. Ông đối chiếu: “Lâu nay, các nhạc sĩ, nhà văn, nhiếp ảnh... đòi hỏi bản quyền cho tác phẩm của mình, trong khi đó cánh điện ảnh lại im lặng và chờ !Làm Vua bãi rácmất hơn 1 năm, tôi nhận được 20 triệu đồng, và đó là tất cả quyền lợi của tôi khi làm bộphim này”.

Lãnh đạo HPTVN lại lý giải vấn đề theo cách khác. Thứ nhất, chuyện bán Vua bãi rác là có thật nhưnghiện chưa có văn bản nào quy định hãng phải trả tiền cho đạo diễn, tác giả kịch bản đối với những phim hãng bỏ vốn ra sản xuất. Thứ hai là khái niệm bản quyền ghi trong hợp đồng này thực chất không phải là khái niệm bản quyền như trong các hợp đồng mà chúng ta đang thực hiện với các đối tác nước ngoài để mua bản quyền phim phát hành tại Việt Nam. Thực chất, HPTVN chỉ bán 2 bản co-py phim cho đối tác và chỉ lấy tiền gia công 2 bản phim cộng với chi phí gửi phim ra nước ngoài, kèm theo một chút gọi là lãi, không phải là giá bản quyền. Tuy nói thế nhưng trong trả lời báo chí, ông Phan Đình Thanh, Phó giám đốc kinh doanh HPTVN lại cho biết: “BM Film không muốn bị một đối tác khác cạnh tranh nên yêu cầu HPTVN phải có hợp đồng chặt chẽ không cung cấp phim cho đối tác khác trong thời gian 10 năm, khi BM Film phát hành Vua bãi ráctại Mỹ và Ca-na-đa”. Cứ theo cách hiểu thông thường thì với cam kết đó, HPTVN đã tự trói chân mình, vì giả dụ có đối tác khác muốn mua đứt bản quyền như mình vẫn làm khi mua phim của họ thì hãng cũng chịu. Trong khi đó, cái giá thu về hiện tại lại quá... bèo. Tuy đối tác là một người gốc Việt, vì yêu mến điện ảnh nước nhà nên muốn quảng bá phim ta ra nước ngoài nhưng cũng không tránh khỏi tư tưởng “kinh doanh bất vị thân”...

Để có một bộ phim truyện nhựa phải mất ít nhất vài tháng tới cả năm trời. Trong khi đó, với những quy định hiện nay, đạo diễn chỉ được trả khoảng 15-20 triệu đồng/phim, không phải là cao so với nhiều nghề khác. Nhiều đạo diễn chấp nhận làm phim truyện nhựa chỉ vì đam mê, chịu lỗ và nhận làm phim truyền hình để “lấy ngắn nuôi dài”. Trong lúc các “anh em” nghệ thuật khác đang tính chuyện tận thu bản quyền triệt để thì tiếng nói của ông Tuấn là rất cần thiết. Nói gì thì nói, căn cứ theo Bộ luật Dân sự hiện hành, mặc dù hãng, hay một ai khác, bỏ tiền làm phim (chủ sở hữu) nhưng đạo diễn là tác giả của tác phẩm điện ảnh ấy. Và đương nhiên, họ sẽ được hưởng những “quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm” theo Điều 732. Có nghĩa, tác giả sẽ được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng...

Từ Vua bãi rác, thiết nghĩ các nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch... hãy ngồi lại với nhau như “cánh” âm nhạc, sân khấu, nhiếp ảnh đã làm để bảo vệ quyền lợi cho anh em. Thế là hơn cả !

Thế Dũng
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nên bắt tay nhau

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.