Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sự xuống cấp công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

ANHTHU| 29/07/2004 17:35

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Song chỉ sau 3 tháng khánh thành (ngày 30/4), công trình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia này đã và đang bị xuống cấp. Vậy nguyên nhân do đâu? Cần có giải pháp khắc phục thế nào để tượng đài có thể

Chân móng tượng đài đã bị nứtTượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ với tổng vốn đầu tư 47 tỷ đồng, trong đó phần xây lắp cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng. Song chỉ sau 3 tháng khánh thành (ngày 30/4), công trình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia này đã và đang bị xuống cấp. Vậy nguyên nhân do đâu? Cần có giải pháp khắc phục thế nào để tượng đài có thể "lưu lại cho muôn đời sau" như Dự án đã đặt ra.

Thực trạng công trình

Ngay từ những trận mua đầu mùa tháng 6, hạng mục tường kè và san hành lễ công trình Tượng đài đã xuất hiện các hiện tượng nghiêng, nứt, lồi lõm cục bộ, bao hiệu sự xuống cấp không thể tránh khỏi, cho dù đơn vị thi công đã nhiêu lần gia cố lại. Hiện tại, đứng ửo chân Đồi D1 nhìn lên cũng thấy rõ nước mưa đã xói lở phần lớn số đất đắp chân tường kè bao quanh công trình. Đặc biệt, đoạn tường kè K1 phía đông - nam dài 190km đã nghiêng, lún, lộ cả phần nền sân chỉ cần thêm vài trận mưa với cường độ lớn ập xuống, chắc chắn nhiều đoạn tường kè nữa sẽ sụp đổ, kéo theo sự trôi trượt của cả nền sân đặt Tượng đài

Biên bản ghi nhớ ngày 22/7/2004 do Ban Quản lý Dự án và đại diện Cty Mỹ thuật Trung ương (đơn vị được chỉ thầu thi công), Cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cty Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng cùng ký, xác nhận: chỉ "xem xét, kiểm tra bằng mắt thường phần kè và sân hành lễ của công trình Tượng đài, đã phát hiện phần tường kè bao quanh toàn bộ công trình đều có hiện tượng nứt nẻ và nghiêng ra ngoài, tách khỏi vị trí ban đầu khoảng 10cm, có 3 đoạn đã sạt lở nghiêm trọng. Vùng đất, cát đắp trong nền sân hành lễ bị võng, có chỗ lún tới 50cm. Tuy vậy, theo biên bản kết luận ngày 14/7/2004 của Hội đồng kiểm tra gồm 5 thànhviên chức năng thì "Phần bệ tượng qua hồ sơ tính toán kỹ, qua kiểm tra, theo dõi khẳng định móng bệ tượng là yên tâm". Ông Phan Tiến Đạt, PHó chỉ huy công trường - phụ trách kỹ thuật cho rằng: kết luận đó là có cơ sở vững chắc, bởi vì riêng hạng mục đơn nguyên này, đơn vị thiết kế đã khảo sát kỹ địa chất, cũng như việc tính toán độ lún và độ bền vững của móng bệ đáp ứng đủ 3 yếu tố: trọng lượng thân bệ, sức gió còn thêm cả tải trọng động đất cường độ tới 8 độ rích te, và đã được bên thi công xây lắp đảm bảo. Thực tế cho đến thời điểm này, từ móng, bệ cho đến phần thân Tượng đài chiến thắng, đều chư có dấu hiệu bị ảnh hưởng gì do sự xuống cấp của sân và hệ thống tường kè công trình

Kè đá khuôn viên tượng đài bị sạt lở
Nguyên nhân xuống cấp

Lý giải về sự xuống cấp nhanh chóng của 2 hạng mục công trình như đã nêu trên, các đơn vị có liên quan từ chủ đầu tư, đến thiết kế, tư vấm giám sát, thi công và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Điện Biên đều thừa nhận: nguyên nhân chính yếu là do "khi thiết kế còn thiên về yếu tố kiến trúc mà chưa tính hết về yếu tố kết cấu. Việc khảo sát địa chất, địa hình có chỗ chưa sát thực tế". Cụ thể việc thiết kế hệ thống kè chắn đất dài 400m bao toàn bộ 2883m2 sân hành lễ (cũng là nơi đặt tượng đài) được xây giật cấp, bên mặt giật quay vào trong, mặt phẳng kè quay ra ngoài, tuy đáp ứng về mỹ thuật song chịu lực kém, trong khi để tạo mặt bằng phải đổ tới 11.000m2 đất và cát cấp phối tôn nền sân, chiều dày có nơi cao đến 10m. Bên cạnh đó, do xem nhẹ công tác khảo sát thăm dò địa chất, nên phần lớn móng tường kè xây trên lớp đất sét tơi xópp nhưng không hề được xử lý.

Đề cập trách nhiệm của đơn vị thi công, ông Lương Phượng Các, Phó giám đốc Sở VHTT tỉnh Điện Biên, kiêm giám đốc Ban quản lý dự án, cho biết: sự xuống cấp củ hệ thống tường kè và sân hành lễ của công trình sẽ ít nghiêm trọng, nếu như "Đơn vị thi công sớm phát hiện những thiếu sót trong thiết kê công tình, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung thiết kế". Mặt khác do thi công chạy theo tiến độ theo kiểu hoàn thành bằng mọi giá, nên trong quá trình xây lắp một số hạng mục đã vi phạm quy trình kỹ thuật. Chính vì chưa tiến hành lu lèn nền sân đạt độ ổn định đã tiến hành đổ bê tông và lát đá, dẫn đến lượng nước mưa thẩm thấu tích tụ ngay càng lớn gây nên hiện tượng lún mặt sân, tạo thành áp lực đẩy hệ thống tường kè ra ngoài làm nhiều đoạn nứt, lún, sạt lở như hiện nay

Giải pháp khắc phục

Nhằm xử lý triệt để hiện tượng xuống cấp công trình Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, nhất là phần móng các đoạn kè lún sạt, Ban quản lý đã chọn giải pháp của Trung tâm kiểm định xây dựng (Bộ Xây dựng) và Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) thống nhất đề xuất. Trước hết phải tiến hành ngay công việc khoan khảo sát lại địa chất công trình, địa chất thuỷ văn toàn bộ móng tường kè. Trên cơ sở đó xây bổ sung 1 hệ thống tường bê tông mỏng giữ kè và sân hành lễ, kết hợp dùng phương pháp móng cọc bê tông cốt thép cục bộ tại các vị trí vừa làm sườn vừa là dầm đỡ, được đóng sâu xuống tận lớp đất nền nguyên thuỷ. Đồng thời bóc bớt lớp đất phía trong tường chắn, khoan tạo lỗ thoát nước ngầm, tiếp dến rải lớp vải địa kỹ thuật để tránh hiện tượng mao dẫn, rồi lu lèn chặt trước khi lát lại toàn bộ mặt sân. Song giải pháp này mới chỉ là sơ bộ, còn tuỳ thuộc vào thiết kế bổ sung sau khi cơ quan chức năng thẩm định, chính thức phê duyệt.

Ban Chỉ huy công trường cho biết: trước mắt để tạm thời ngăn chặn một số hạng mục có thể tiếp tục hư hỏng, ngày 30/7, Cty Mỹ thuật Trung ương sẽ phủ vải địa kỹ thuật toàn bộ mặt sân, và khoan thăm dò địa chất công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư Dự án

V.H (TTXVN)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự xuống cấp công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.