Theo dõi Báo Hànộimới trên

Bán hàng trực tiếp: Triển vọng về một ngành nghề

Thùy Dương| 05/05/2010 06:56

(HNM) - Mô hình bán hàng trực tiếp đã phổ biến từ rất lâu trên thế giới, nhưng chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam khoảng mười năm trở lại đây. Đây là một mô hình phân phối hàng hóa hiện đại và có nhiều điểm ưu việt.

Nhà phân phối của Amway Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động huấn luyện do công ty tổ chức


Tuy nhiên, do vẫn còn tồn tại những hiện tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh này, ngành bán hàng trực tiếp vẫn đang đối mặt với nhiều nghi ngại và thành kiến của xã hội. Điều này tạo nên những áp lực khiến ngành bán hàng trực tiếp gặp khó khăn trong việc phát huy những khía cạnh ưu việt và những tác động tích cực của mô hình này về mặt kinh tế - xã hội.

Điểm qua những doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tại Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể thấy Amway là một trong số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động khá hiệu quả. Với Amway, triết lý cơ bản chính là việc mang lại cơ hội kinh doanh giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính triết lý nhân bản này đã quyết định sự thành công của Amway tại các thị trường trong 50 năm qua.

Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2008, hơn hai năm qua Amway đã từng bước xây dựng nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh lâu dài tại thị trường này với vốn đầu tư ban đầu 14,8 triệu đô la Mỹ. Amway áp dụng mô hình bán hàng trực tiếp chính thống dựa trên các yếu tố: chi phí đầu tư ban đầu thấp, cơ hội kinh doanh bền vững, sản phẩm chất lượng cao, hoa hồng và lợi nhuận được tạo ra từ việc bán hàng chứ không bắt nguồn từ việc tuyển dụng nhà phân phôi mới, chú trọng vào việc huấn luyện và phát triển mạng lưới nhà phân phối để giới thiệu rộng rãi các sản phẩm của Amway đến với người tiêu dùng.

Anh Phạm Quang Hùng (Hà Nội), nhà phân phối của Amway Việt Nam chia sẻ: “Tôi đã không ít lần mệt mỏi khi phải đợi người nhà ngoài cổng chợ hay những lần đi siêu thị đông đúc phải chờ thanh toán hàng giờ đồng hồ. Giờ đây chỉ cần nhấc điện thoại lên là nhà phân phối của chúng tôi sẽ nhanh chóng có mặt để phục vụ. Đây là một trong những lợi ích thiết thực nhất của mô hình này. Tôi gia nhập Amway ngay từ ngày đầu, chứng kiến sự tăng trưởng không ngừng của công ty cũng như cơ hội mà công ty đem lại cho nhiều người đang cần việc như chúng tôi. Hiện tại, công việc kinh doanh của tôi đang phát triển rất vững và tôi hoàn toàn yên tâm về thu nhập dành cho gia đình”.

Tại Việt Nam, ngành bán hàng trực tiếp hiện có mức doanh thu trên 109,2 triệu đô-la Mỹ, với mạng lưới phân phối viên lên đến 700.000 người (thống kê của Hiệp hội Bán hàng trực tiếp Việt Nam). Điều này đồng nghĩa với việc bán hàng trực tiếp đã và đang góp phần tạo thêm thu nhập cho hơn 700 ngàn người với những cơ hội việc làm linh động và bình đẳng.

Chị Vũ Thị Thu Hương (Hà Nội), một trong những người tham gia công việc này từ khá sớm, cho biết: “Tôi là người đặc biệt thích giao tiếp. Công việc này đòi hỏi luôn phải gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên với khách hàng nên cũng khá phù hợp với tính cách và sở thích của tôi. Hơn nữa, tính linh động của công việc đã giúp tôi hoàn toàn chủ động khi sắp xếp thời gian cho gia đình và sự nghiệp. Sau hơn hai năm gắn bó với việc kinh doanh cùng Amway, giờ thì công việc của tôi đã ổn định và đi vào quỹ đạo. Mỗi sáng tôi đã có thể chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình và đưa các con đi học mà không lo ảnh hưởng đến công việc. Đó là niềm vui và động lực cho tôi làm việc mỗi ngày.”

Theo dự đoán của các chuyên gia trong nước, tương lai không xa, bán hàng trực tiếp sẽ tạo ra khuynh hướng mua sắm tiện ích và một dòng chảy mới về cơ hội việc làm, thu hút người lao động ở nhiều lứa tuổi và trình độ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bán hàng trực tiếp: Triển vọng về một ngành nghề

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.