Theo dõi Báo Hànộimới trên

Thực hư những danh hiệu phong tặng từ ngoại quốc

TUYETMINH| 21/09/2006 15:03

Hơn một năm trước, dư luận trong nước xôn xao về một nghệ sĩ được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình để sau đó thất vọng vì chỉ là nhầm lẫn giữa hai từ

Nhạc sỹ Phạm Tuyên

Hơn một năm trước, dư luận trong nước xôn xao về một nghệ sĩ được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa bình để sau đó thất vọng vì chỉ là nhầm lẫn giữa hai từ "Nobel" và "Noble" (nghĩa là Danh giá). Hàng năm, rất nhiều giải thưởng từ các tổ chức quốc tế tương tự được trao cho các nghệ sĩ, nhân vật nổi tiếng hay kể cả những người không hề có tên tuổi ở Việt Nam. Sự khuất tất từ những giải thưởng và cách nhận giải thưởng đã thôi thúc chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề này.

Cách đây hơn một năm, nhạc sỹ Phạm Tuyên nhận được một bức thư từ "Hội đồng văn hóa Liên hợp quốc", gửi đích danh nhạc sĩ. Bức thư thông báo, họa sĩ đã được xét trao giải thưởng cao quý "Vì hòa bình quốc tế". Để nhận được giải thưởng, họa sĩ Phạm Tuyên chỉ cần gửi hơn 200 USD cho tổ chức.

Trước đó, vì muốn nhận được cuốn sách "2000 nhân vật nổi tiếng của thế kỷ 21" mà trong đó có tên mình, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã phải bỏ ra một khoản tiền gần 300USD. Khi nhận được cuốn sách này, nhạc sĩ mới nhận ra, có nhiều người Việt Nam cũng được có tên trong sách, dù chẳng ai biết họ là ai.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết: "Có hỏi thăm một vài bạn bè, các anh ấy cười bảo có nhận được, một số văn nghệ sĩ khác cũng nhận được thông báo như vậy. Các anh ấy cười bảo, nếu có một ít tiền để gửi sang làm kỷ niệm thì cũng tốt thôi, không vấn đề gì cả... Thế nhưng mà đâu có phải ít"!

Kể từ bức thư đầu tiên, liên tục 3 năm qua, họa sĩ Phạm Tuyên đều đặn nhận được những bức thư tương tự. Các danh hiệu phong tặng rất đa dạng và hấp dẫn, như "Tiểu sử huyền thoại"; "Nhân vật tiêu biểu của năm" hay thậm chí là Phó tổng giám đốc tổ chức tiểu sử danh nhân khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và để nhận được những danh hiệu này, yếu tố cần và đủ, là lệ phí!

Nhà văn Lê Lựu, trong vài năm gần đây còn được biết đến với chức danh Giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân cho biết, những tổ chức như vậy có rất nhiều ở nước ngoài, cũng có pháp nhân đàng hoàng và có quyền trao tặng danh hiệu. Nhưng, nếu xét về uy tín của các giải thưởng kiều này thì cần phải xem xét lại.

Ông nói: "Những người xứng đáng chẳng cần đóng góp gì cả. Những người đi nhận giải Nobel có phải đóng góp gì đâu? Nên những tổ chức có uy tín người ta chẳng cần đóng góp. Những giải thưởng đó làm vẻ vang những người nổi tiếng, vẻ vang cả tổ chức của mình".

Nhạc sĩ Lê Lựu tỏ ra rất kinh nghiệm với những hình thức phong tặng danh hiệu kiểu này. Ông cho rằng, "Trong xu thế hiện nay, chúng ta nhận được rất nhiều luồng thông tin, nếu không có sự phân tích đúng đắn, ngay trong nội bộ nhân dân mình cũng thắc mắc: Sao người này nhận được, người kia không nhận được? Ai là người thẩm định chứ - nếu không phải chính nhân dân của mình?

Chúng tôi cũng đã thử lướt qua một số website có những mục đề cử và phong tặng danh hiệu kiểu như vậy. Sự dễ dàng và cách thức đăng kí thành viên khiến chúng ta phải nhìn lại và đặt dấu chấm hỏi, lấy ví dụ, http://www.abiworldwide.com/ (tổ chức tự xưng là Viện Tiểu sử Hoa Kỳ), bạn có thể trở thành thành viên nếu đóng khoản lệ phí chỉ hơn 7 bảng Anh. Còn khi tìm danh hiệu "Nhân vật nổi tiếng của thế kỷ 21", thì kết quả cho ra đến hàng trăm tổ chức đứng ra trao giải...  

Hàng năm, ABI trao nhiều danh hiệu cho nhiều người trên khắp thế giới như: Man of the Year, Women of the year, ... Thí dụ, danh hiệu Man of the Year 2004 (Nhân vật của năm 2004) đã được trao cho rất nhiều người, tạm liệt kê: Dan Theobald,Prof.Dr.Srisakdi Charmonman , Xiaoping Xiong, PhD, Mehdi Farshad, Mr. Gela Bezhuashvili, Dave E. David, M.D., Cyril Turner, Howard P. Hopwood, v.v... Ông Tony Robinson, một dân biểu Úc, cũng được đề cử chính danh hiệu này. Viện ABI đề nghị ông gửi 193 đôla Mỹ để được nhận chứng chỉ và thêm 100 đôla nữa để được phiên bản sang trọng của chứng chỉ đó. Ông đã tỏ ra nghi ngờ và đề nghị Bộ trưởng Tiêu dùng Úc, John Lenders, điều tra về ABI. Ông Bộ trưởng John Lenders đã nói rằng Bộ Tiêu dùng Úc biết rõ những "trò" thuộc kiểu này, ông khuyên các công dân không nên để mình bị lợi dụng.

Tuy nhiên, nhiều người trên thế giới, trong đó có cả các nhà khoa học, rất trân trọng các danh hiệu mà ABI tặng. Chẳng hạn, tổng thống Gambia, Yahya Jammeh, liệt kê các danh hiệu của ABI tại tiểu sử chính thức của ông, trong đó có một đề cử Man of the Year 1997 và một giải Gold Record of Achievement (Bảng vàng thành tựu) năm 1998.

Theo Wikipedia

Theo VTV

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thực hư những danh hiệu phong tặng từ ngoại quốc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.