Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lâm Hà - đất mở

ANHTHU| 13/10/2003 07:56

Lâm Hà là một huyện miền núi, có diện tích tự nhiên 158.763 ha, dân số khoảng 141.651 người, bao gồm 24 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, vùng đất này có ưu thế phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp như cà phê, dâu, chè...

Rừng thông ở Lâm Đồng

Tháng 10-1987, huyện Lâm Hà được hình thành trên cơ sở sáp nhập vùng kinh tế mới Hà Nội với 5 xã của huyện Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Những nền móng của vùng kinh tế mới

Lâm Hà là một huyện miền núi, có diện tích tự nhiên 158.763 ha, dân số khoảng 141.651 người, bao gồm 24 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, vùng đất này có ưu thế phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp như cà phê, dâu, chè.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển KT-XH, song với sự cần cù và tinh thần nỗ lực vươn lên, huyện Lâm Hà đã tạo được những bước phát triển vững chắc. Trong giai đoạn 1996 - 2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 19,27%, năm 2000 - 2002 đạt 7,4%. Hiện nay, GPD bình quân đầu người đạt khoảng 3,4 triệu đồng/năm. Vốn là vùng đất rất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nên tỷ trọng ngành Nông - Lâm -Ngư nghiệp chiếm hơn 70% giá trị kinh tế. Diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 48.000 ha với tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt hơn 21.000 tấn.

Qua hơn 15 năm phát triển, huyện đã hình thành được vùng nguyên liệu với 3 cây trồng chủ lực là cà phê, dâu và chè. Đến nay, trên địa bàn đã trồng được hơn 34.000 ha cà phê, gần 3.000 ha dâu và 605 ha chè. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Cùng quá trình phát triển kinh tế, các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa... cũng được quan tâm hỗ trợ, an ninh quốc phòng được củng cố và giữ vững.

Những thành quả mà nhân dân và chính quyền nơi đây đạt được chính là những nền móng để vùng “kinh tế mới” này tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa, bên cạnh việc phát huy nội lực, vùng đất này đang cần thêm “cú hích” của ngoại lực.

“Mở đất” đón các nguồn đầu tư

Về kế hoạch phát triển KT-XH, huyện đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15% trở lên, thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 5,5 triệu đồng/năm vào năm 2005. Trong định hướng lớn đến năm 2010, Lâm Hà vẫn tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Thảo - Phó chủ tịch UBND huyện Lâm Hà cho biết, huyện sẽ giữ vững 34.000 ha cà phê, 3.000 ha dâu, đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trên cơ sở tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài và phát huy nguồn vốn nội lực, huyện tập trung đầu tư xây dựng cơsở hạ tầng nông thôn, chủ yếu là giao thông, thủy lợi, trường học, điện, công trình văn hóa thể thao.

Hiện tại, Lâm Hà đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tìm trồng những cây công nghiệp “để khi giá thị trường thấp nhất bà con vẫn có lãi” ví dụ như cà phê Catimo, dâu Xa Nhị Luân109 và chè Ô Long...

Nhận thức được vai trò quan trọng của những nguồn đầu tư từ bên ngoài, lãnh đạo huyện Lâm Hà đang nỗ lực kêu gọi đầu tư. Với khoảng 3.000 ha dâu, Lâm Hà hiện là vùng đất có diện tích trồng dâu lớn nhất cả nước. Ông Thảo thẳng thắn nói: “Là một người Hà Nội, tôi đã biết tiếng lụa Vạn Phúc từ nhỏ. Giờ đây, với nhiều chính sách ưu đãi, Lâm Hà đang mở rộng cửa đón bà con vào thăm và có thể đầu tư xây dựng một làng nghề tương tự Vạn Phúc, thậm chí lấy luôn tên là Vạn Phúc”.

Với những thành quả, nền tảng đã và đang có, Lâm Hà sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực, dâu tằm chỉ là một ví dụ. Sự hội tụ của cả hai nguồn lực, nội lực và ngoại lực sẽ thúc đẩy Lâm Hà phát triển kinh tế toàn diện, tiếp tục đi lên trong tương lai.

HNM
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lâm Hà - đất mở

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.