Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải gương mẫu về mọi mặt

Quốc Bình| 02/02/2020 18:21

(HNMO) -  Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư; không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.

Đây là một trong những tiêu chuẩn chung về đạo đức, lối sống của các chức danh thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được nêu trong Quy định số 214-QĐ/TƯ ngày 2-1-2020 của Bộ Chính trị về “Khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý” do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành.

Quy định gồm 5 nhóm tiêu chuẩn chung, 19 nhóm tiêu chuẩn tương ứng với các chức danh, nhóm chức danh cụ thể và một số trường hợp đặc thù áp dụng tiêu chuẩn chức danh khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Quy định cũng bao gồm 2 nhóm khung tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đó là nhóm tiêu chí về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tác phong, lề lối làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và nhóm tiêu chí về kết quả thực hiện chức, trách nhiệm vụ được giao.

Đáng chú ý, theo quy định, chức danh Tổng Bí thư, ngoài bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cần có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước...

Tổng Bí thư phải là người đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định...

→ Xem toàn văn quy định tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải gương mẫu về mọi mặt

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.