Theo dõi Báo Hànộimới trên

Sức mạnh “đầu tàu” kinh tế

Nhóm phóng viên Kinh tế| 31/10/2015 07:03

(HNM) - Hà Nội có sức hút và khả năng thúc đẩy sự phát triển thương mại của vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ.

Với vị trí là Thủ đô của cả nước, có những lợi thế về thị trường, các ngành dịch vụ, mạng lưới phân phối..., Hà Nội có sức hút và khả năng thúc đẩy sự phát triển thương mại của vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ. Cùng với đó là sự phát triển về bán lẻ, cả theo phương thức hiện đại cũng như truyền thống, với số lượng, chất lượng ngày càng cao nhằm phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô. Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm, đầu tư vào thị trường bán lẻ Hà Nội như chuỗi siêu thị bán lẻ BigC (4 siêu thị); chuỗi trung tâm bán buôn Metro (3 trung tâm); Trung tâm thương mại (TTTM) Parkson (2 trung tâm)…

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ đã làm thay đổi nhận thức, thói quen mua hàng của một số bộ phận không nhỏ người dân. Việc mua hàng tại các siêu thị, TTTM phần nào khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như góp phần tạo dựng nếp sống văn minh thương mại. Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại cũng là động lực để chợ truyền thống thay đổi, phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Quý Chất, cán bộ hưu trí phường Lý Thái Tổ:

Cùng với những thành tựu phát triển chung của Hà Nội, trong 5 năm qua, công nghiệp Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Xác định rõ tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp nói chung và những lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn nói riêng, lãnh đạo TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc triển khai các chính sách hỗ trợ DN, từ đó tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Với những chính sách hỗ trợ thiết thực, nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Hà Nội đã có bước tiến vượt bậc. Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư, Hà Nội đã xây dựng mới và mở rộng một số KCN, CCN như: CCN Quang Minh II, Sóc Sơn, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội, các KCN công nghệ thông tin Sài Đồng - Long Biên, Đông Anh. Với những chính sách hỗ trợ thiết thực, 5 năm qua, công nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mục tiêu được Hà Nội xác định là: Phát triển công nghiệp Thủ đô dựa trên nền tảng tri thức, từ đó hình thành các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới, từng bước xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Ông Hồ Viết Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty EMTC:

Với vai trò là trung tâm tài chính - ngân hàng của cả nước, hệ thống ngân hàng Hà Nội đang từng ngày phát triển, mở rộng dịch vụ, cũng như đưa ra các chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN vay vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Mục tiêu được lãnh đạo TP Hà Nội đặt ra trong những năm tới là sẽ đưa Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng không chỉ của riêng Việt Nam, mà còn của khu vực cũng như thế giới. Theo quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ dành quỹ đất phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng ngân hàng, hình thành những trung tâm tài chính - ngân hàng tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng thương mại là một trong những ưu tiên của thành phố trong tương lai nhằm tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là công việc lâu dài, đòi hỏi kế hoạch cụ thể, để có thể xây dựng trung tâm tài chính - ngân hàng cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống pháp lý rõ ràng, hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế...

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Sức mạnh “đầu tàu” kinh tế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.