Theo dõi Báo Hànộimới trên

Phòng tránh nhiễm bệnh sán lợn

Tư Văn| 19/11/2021 07:04

(HNM) - Sán lợn là một loại sán dây có tên khoa học là Teania Solium. Nhiễm sán dây lợn hay sán lợn gạo là một bệnh lý ký sinh trùng có khả năng lây nhiễm giữa động vật và người. Nguyên nhân chủ yếu do ăn phải thịt lợn mang ấu trùng sán hoặc ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch...).

Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi người bị nhiễm bệnh sán dây lợn, sẽ có biểu hiện: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ; có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, đau đầu dữ dội; có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù, nếu có nang sán ở mắt...

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy, để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi; sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và ăn uống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng tránh nhiễm bệnh sán lợn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.